‘Sát thủ’ S-300 Nga trấn Syria: Israel cuống quýt lo đối phó

VietTimes -- Đầu tháng 10, quân đội Mỹ đột nhiên tham gia vào các cuộc diễn tập đường không ở Ukraine. Theo trang Soha.News, ngày 06.10.2018, 18 chiếc tiêm kích hạng nặng F-15 Eagle không quân Mỹ hạ cánh xuống sân bay quân sự gần Vinnitsa. Ngay sau đó, các phi công quân sự của Israel bí mật đến Ukraine.
Hệ thống tên lửa S-300 trên chiến trường Syria. Ảnh minh họa Rusian Gazeta
Hệ thống tên lửa S-300 trên chiến trường Syria. Ảnh minh họa Rusian Gazeta

Mục đích then chốt của chuyến viếng thăm bí mật này là kiểm tra và thử nghiệm các thông số kỹ chiến thuật của tổ hợp S-300, xác định khả năng phát hiện mục tiêu và năng lực phòng không của hệ thống tên lửa S-300, hiện đang được biên chế trong lực lượng phòng không Ukraine. Theo những đánh giá ban đầu, sau các cuộc diễn tập với sự tham gia của các F-15 Mỹ, phi công Israel cho rằng, có khả năng không kích Syria, các tổ hợp tên lửa S-300 tại Ukraine không thể phát hiện được tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Mỹ F-35

Việc lực lượng phòng không Syria nhận bàn giao hệ thống S-300 khiến các phi công Israel mất bình tĩnh cao độ. Từ nay các máy bay chiến đấu của Israel không thể thoải mái xâm nhập không phận Syria, ném bom và phóng tên lửa tùy thích mà không bị trừng phạt

Những cuộc diễn tập cho kết quả đáng khích lệ, hệ thống SAM S-300P của Ukraine không kịp phản ứng với những kỹ năng bay chiến đấu của phi công Israel và những thông số kỹ chiến thuật của đài radar dẫn bắn cho thấy, S-300P Ukraine không có khả năng phát hiện được các máy bay tàng hình thế hệ 5 như F-35 mới của Tel Aviv.

Chỉ có một vấn đề tồn tại, trong biên chế của quân đội Ukraine là các tổ hợp S-300P này đã lỗi thời, công suất tương đối yếu và đạn không hiện đại. Trong khi đó, quân đội Nga cung cấp cho Syria hệ thống vũ khí tốt nhất đang trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao. Sự so sánh có thể tính tương tự như xe của Liên Xô cũ "Zaporozhets" với Ferrari.

Trên thực tế, S-300 không phải là một tổ hợp đơn nhất mà là cả một hệ thống những tổ hợp tên lửa phòng không khác nhau. Một số tổ hợp có những tính năng kỹ chiến thuật không chỉ khác mà còn được phát triển bởi các phòng thiết kế khác nhau.

Riêng S-300P có nhiều loại: chủ yếu là đài chỉ huy phóng và radar, điều khiển 6 tổ hợp phóng được trang  bị tên lửa phòng không có phạm vi chiến đấu đến 200km. Một phiên bản hoàn thiện hơn S-300V, được trang bị trên các phương tiện cơ động và độc lập tác chiến, được phát triển để thực hiện nhiệm vụ phòng không chiến chiến trường chống lại các máy bay chiến đấu các tầm và tên lửa hành trình. Trong gia đình của S-300P còn có cả tổ hợp tên lửa phòng không Hải quân trên chiến hạm loại S-300F.

Sau khi liên bang Liên xô tan rã, Ukraine có được 250 hệ thống phóng S -300P, phiên bản sản xuất năm 1978 với tầm phóng đến 75 km, một số radar dẫn đường và trung tâm chỉ huy chiến đấu.

Hệ thống phương tiện này được chế tạo theo chuẩn phòng không của Chiến tranh lạnh, khi lực lượng tấn công là hàng trăm, hàng nghìn máy bay chiến đấu tấn công vào không phận Liên Xô. Không có khái niệm về chế áp điện tử, nhiễu bức xạ chủ động và bị động, không có khái niệm đánh máy bay tầm siêu thấp và không có khả năng chống tên lửa hành trình. Khái niệm về tàng hình mới được đưa ra và trên thế giới chưa có công nghệ này. Điều đó cho thấy, S-300P được thiết kế tương tự như S-200 hoặc S-125 Pechora, có thể bắn dựng màn đạn và dễ dàng hạ đối phương khi điều kiện lực lượng bay quá đông.

Do các tổ hợp S-300P được sản xuất từ thời Liên Xô, khả năng linh hoạt và độ nhạy của radar trinh sát, tìm kiếm mục tiêu và dẫn bắn thấp. Trong tình huống khủng hoảng hệ thống chính trị chỉ có một một tổ hợp S-300P được sửa chữa lớn vào năm 2012. Kiev ước mơ được gia nhập NATO nên có ý đồ muốn dỡ bỏ các tổ hợp phòng không Liên Xô và mua vũ khí của Mỹ, vì thế đến thời điểm này, có thể nói hệ thống phòng không cũ của Ukraine hoàn toàn tê liệt.

Mặc dù S-300P bên ngoài không khác nhiều lắm so với hệ thống S-300 cung cấp cho Syria, nhưng S-300PMU – 2 “Favorit” lại là một tổ hợp hoàn toàn khác. Các nhà thiết kế lắp đặt tất cả những cải tiến và công nghệ mới nhất thu thập được trong quá trình khai thác sử dụng, ngay cả từ phiên bản hải quân S-300F và những kinh nghiệm có được trên chiến trường Syria.

Nếu chỉ xét trên phương diện thông tin đại chúng, radar mảng pha quét điện tử 2 chiều ESA cho phép phát hiện các mục tiêu tàng hình, có khả năng dẫn bắn tiêu diệt mục tiêu trên khoảng cách đến 200 km. Nhưng điều quan trọng nhất không phải là năng lực tác chiến của S-300 mà là hệ thống điều khiển của Favorit được tích hợp cùng với tất cả các tổ hợp phòng không Syria – Nga trên toàn bộ lãnh thổ Syria. Điều đó có nghĩa là những gì có được trên màn hình điều khiển của S-400 "Triumph" tại căn cứ sân bay Hmeimim, máy bay trinh sát và cảnh báo sớm rađar bay A-50 U, các máy bay trinh sát điện tử và những nguồn thông tin khác của phòng không Syria đều có mặt trên màn hình điều khiển của S-300. Có nghĩa là mục tiêu đã bị tiêu diệt, kể cả bằng S-125 Pechora.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đề cập đến vấn đề này khi lên tiếng phát biểu về phản ứng của Liên bang Nga trong thảm họa IL-20. Ông cho biết, cùng với S-300 là các hệ thống điều hành tác chiến tự động sẽ được chuyển giao đến các đài chỉ huy phòng không của Syria, phía Nga sẽ tăng cường các phương tiện tác chiến điện tử trên những khu vực nhạy cảm dọc bờ biển Địa Trung Hải, biên giới với Israel và đương nhiên, trong khu vực tỉnh Deir Ezzor. Nhưng Jerusalem có vẻ như không chú ý đến tuyên bố này, còn Mỹ đang mong muốn Israel tấn công để tiếp tục mua sắm F-35 nâng cấp với giá cao hơn và thử nghiệm sức mạnh quân sự của mình đối với hệ thống phòng không Nga.