Cụ thể, tính đến 4h sáng ngày 6/11, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi đang xuống chậm với mức nước xấp xỉ mức báo động 3 và trên báo động 3. Cụ thể, mực nước trên sông Thạch Hãn (tại phường 2- TX Quảng Trị): 5.01m- dưới BĐ3: 0.49m; Sông Bồ tại Phú Ốc: 4.41m- dưới BĐ3: 0.09m; Sông Hương tại Kim Long: 3.64m- trên BĐ3: 0.14m; Sông Vu Gia tại Ái Nghĩa: 9.96m- trên BĐ3: 0.96m; sông Cẩm Lệ tại Cẩm Lệ: 2.45m- dưới BĐ3: 0.05m; Sông Thu Bồn tại Giao Thủy: 9.42m- trên BĐ3: 0.82m; tại Câu Lâu: 5.13m- trên BĐ3: 1.13m; tại Hội An: 3.15m- trên BĐ3: 1.15m; Sông Trà Bồng tại Châu Ổ: 4.51m- trên BĐ3: 0.01m; Sông Trà Khúc tại Trà Khúc: 7.64m- trên BĐ3: 1.14m; Sông Vệ tại cầu Sông Vệ: 5.69m- trên BĐ3: 1.19m.
Đặc biệt, mực nước trên các sông Thu Bồn tại các vị trí đang xấp xỉ đỉnh lũ lịch sử năm 1964 từ 0,25-0,35m
Theo Dự báo của Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ, từ trưa đến chiều ngày 06/11, lũ trên các sông từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế tiếp tục xuống chậm ở mức báo động 2. Riêng nước trên các sông ở Quảng Nam vẫn dyt trì ở mức báo động 3.
Trước những diễn biến của mưa lũ, Đài khí tượng thủy văn Trung Trung Bộ cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai ở Cấp 3. Cùng nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất ở ven sông, suối và vùng núi; ngập úng nghiêm trọng ở các vùng trũng thấp khu vực Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Đặc biệt là ở các địa phương như: A Lưới, Nam Đông, Thượng Nhật thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My, Phước Sơn, Nam Giang, thuộc tỉnh Quảng Nam; Trà Bồng, Sơn Tây, Minh Long, Ba Tơ thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Và nguy cơ ngập lụt đối với các huyện như: Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Hương Thủy, Hương Trà, Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Thành Phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Xã Hòa Phong, phường Hòa Thọ Tây, phường Hòa Quý, xã Hòa Tiến, xã Hòa Nhơn, xã Hòa Khương thuộc thành phố Đà Nẵng; Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Hội An và TP. Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam; Châu Ổ, Bình Sơn, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Sơn Tịnh, Mộ Đức và TP. Quảng Ngãi thuộc tỉnh Quảng Ngãi….
Tại Đà Nẵng, mưa lũ đã nhấn chìm 4.345 hộ dân trên địa bàn huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ, các vùng rau bị thiệt hại tổng cộng 45ha và nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản. Trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ UBND TP đã họp khẩn với các địa phương cùng các ngành liên quan để rà soát và bàn biện pháp ứng phó.
Tại Đà Nẵng, mưa lũ đã nhấn chìm 4.345 hộ dân trên địa bàn huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ, các vùng rau bị thiệt hại tổng cộng 45ha và nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản. Trước diễn biến phức tạp của mưa, lũ UBND TP đã họp khẩn với các địa phương cùng các ngành liên quan để rà soát và bàn biện pháp ứng phó.
Để ứng phó với mưa lũ, UBND TP Đà Nẵng yêu cầu triển khai phương châm “4 tại chỗ” nên người dân ở khu vực trũng thấp chủ động di dời đến nhà người thân ở nơi cao ráo, an toàn để tránh lũ. Quận Cẩm Lệ cũng đã bị ngập lũ ở một vài nơi, nhưng chỉ di dời 3 hộ dân ở phường Hòa Thọ Đông.
Tại Đà Nẵng, mưa lũ đã nhấn chìm 4.345 hộ dân trên địa bàn huyện Hòa Vang, quận Cẩm Lệ, các vùng rau bị thiệt hại tổng cộng 45ha và nhiều diện tích nuôi trồng thủy sản
Bên cạnh đó, tiến hành lắp đặt biển báo, cảnh báo tuyến đường nguy hiểm, vùng trũng thấp, vùng lũ nguy hiểm; theo dõi các bản tin cảnh báo mưa, lũ và triển khai nhanh về địa phương, đồng thời thông báo rộng rãi trên các đài phát thanh để người dân biết, chủ động phòng chống.
Đặc biệt, từ sáng 6/11 đến trưa cùng ngày, các địa phương huy động lực lượng tiến hành di dời dân ở những nhà ngập sâu lên nhà cao hơn trú ẩn an toàn hoặc đến các trường học, trụ sở cơ quan. Cấm ghe thuyền không có nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão đi lại trong những vùng trũng thấp và ngập lũ; kiên quyết không cho người, phương tiện qua ngầm, cầu tràn; tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát tại các khu vực ngập sâu, ngầm, cầu tràn qua suối, nhất là khi có nước chảy xiết; chuẩn bị lương thực, thực phẩm, nước uống và sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.