Quan hệ Mỹ - Trung xấu đi chóng mặt sau 2 năm ông Donald Trump cầm quyền

VietTimes -- Sau hai năm lên cầm quyền, thái độ và chính sách đối với Trung Quốc của ông Donald Trump đã thay đổi đến chóng mặt và khiến quan hệ Mỹ - Trung xấu đi với”tốc độ” ít người ngờ tới.
Sau hai năm cầm quyền, ông Donald Trump đã có sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong quan hệ với Trung Quốc.
Sau hai năm cầm quyền, ông Donald Trump đã có sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong quan hệ với Trung Quốc.

Năm đầu tiên, sau khi trở thành tổng thống, ngày 8.11.2016, ông Trump sang thăm Trung Quốc lần đầu, tiếp nối tập quán truyền thống của hai người tiền nhiệm Bill Clinton và Barak Obama trước đó. Sau gần 2 năm, trước ngày diễn ra cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào ngày 6.11.2018,  chính phủ Donald Trump đang ở trong tình trạng chiến tranh thương mại toàn diện với Trung Quốc; một nửa số hàng hóa Trung Quốc xuất sang Mỹ và tuyệt đại đa số hàng hóa Mỹ xuất sang Trung Quốc bị gia tăng thuế suất, quan hệ Mỹ - Trung đã hoàn toàn “đi lệch khỏi quỹ đạo”. Cục diện hợp tác gần 40 năm nay giữa hai thực thể kinh tế lớn nhất toàn cầu hoàn toàn thay đổi, sự đối đầu cùng các động thái giao tranh từng bước leo thang với mức độ kinh hoàng.

Trong thời gian tranh cử vào Nhà Trắng, ông Trump phẫn nộ cáo buộc Trung Quốc cướp đi cơ hội việc làm của người Mỹ. Ông tuyên bố: “ngày đầu tiên sau khi nhậm chức sẽ coi Trung Quốc là nước thao túng hối suất” và còn cam kết, sẽ khiến cho những người lãnh đạo “xảo quyệt” của Trung Quốc không còn có cơ hội chiến thắng Mỹ bằng trí tuệ và mánh khóe trong các cuộc đàm phán.

Thế nhưng, trong năm đầu tiên nắm quyền, Donald Trump đã 3 lần gặp gỡ ông Tập Cận Bình tựa hồ đã thay đổi bộ mặt cứng rắn của ông đối với Trung Quốc. Bắt đầu là cuộc gặp gỡ tại trang trại riêng Mar-a-Lago, đến gặp gỡ bên lề Hội nghị cấp cao G20 Hamburg, rồi đến cuộc trà đàm tại Bảo Uẩn Lâu trong Cố Cung Bắc Kinh. Hai nhà lãnh đạo không từ mọi cơ hội thể hiện “quan hệ cá nhân tốt đẹp” trên các phương tiện truyền thông. Người lãnh đạo Trung Quốc phát hiện ra rằng, sự công kích Trung Quốc của ông Donald Trump chỉ dừng ở trên Twitter mà thôi.

Nhưng bước sang nửa cuối năm 2018, ông Donald Trump bỗng quay trở lại với bộ mặt cứng rắn với Trung Quốc trong thời gian tranh cử, bắt đầu thực hiện những lời cam kết khi đó. Đầu tháng 7, Mỹ gia tăng thuế suất đối với 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, cuộc chiến mậu dịch Mỹ - Trung chính thức khai màn. Từ đó, đường dây điện thoại nóng giữa Donald Trump và Tập Cận Bình vốn hoạt động nhộn nhịp nay không đổ chuông nữa. Cuối tháng 9, ông Trump khi phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phê phán đích danh Trung Quốc. Đến ngày 4.10, phó tổng thống Mike Pence khi phát biểu tại Viện nghiên cứu Hudson đã dùng những lời lẽ chưa từng có khi nói về chính sách với Trung Quốc. Đây được coi là tín hiệu cho thấy cuộc cạnh tranh toàn diện máu lửa Mỹ - Trung đã đến gần.

Trong 2 năm, đằng sau sự thay đổi nhanh chóng đó của quan hệ Mỹ - Trung, ông Donald Trump đã thể hiện những khuôn mặt nào?

Ông Trump xây dựng cho mình một ê-kíp gồm những người cứng rắn với Trung Quốc.
Ông Trump xây dựng cho mình một ê-kíp gồm những người cứng rắn với Trung Quốc.

Quyết đối phó Trung Quốc

Phó giáo sư Mã Chiêu ở khoa Đông Á, Đại học St. Louis, Washington, người sống ở Mỹ hơn 10 năm nay cho rằng, quan điểm chính trị của ông Trump khá khác biệt. Sau khi lên nắm quyền ông đã phá vỡ sinh thái chính trị nước Mỹ và cũng phá vỡ sinh thái quan hệ Mỹ - Trung. Ông nói: “Trước đây, tuy một số thế lực, đoàn thể ở Mỹ có quan điểm trái chiều đối với Trung Quốc, nhưng về tổng thể Nhà Trắng vẫn giữ tác dụng là chất ổn định, giữ vững hình thái cơ bản cho sự hợp tác Mỹ - Trung. Hiện nay, vấn đề lớn ở chỗ, những ngành chủ yếu của Nhà Trắng bị những người không thuộc chủ lưu trong giới ngoại giao chiếm cứ, từ cố vấn kinh tế đến cố vấn di dân, cố vấn an ninh quốc gia, rồi ngoại trưởng, tiếng nói của họ xưa nay đều thuộc bên lề. Nhưng nay tất cả đều ở trong giới quyết sách ở trung tâm Nhà Trắng”.

Stephen Bannon, Peter Navarro, Rex Tillerson, Mike Pence, Stephen Miller, Nikki Haley, Mike Pompeo… Trong 2 năm qua, các hạt nhân của đội hình của ông Trump phần lớn đều phát biểu ý kiến về quan hệ Mỹ - Trung, có người đã trực tiếp tiếp xúc với giới lãnh đạo Trung Quốc.

Stephen Bannon, một nhân vật đại diện cho trào lưu cánh Hữu, từng giữ chức chiến lược gia Nhà Trắng kiêm Cố vấn tổng thống, nổi tiếng là người có thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Ông tuyên bố, Trung Quốc là “đối tượng khai chiến tiếp theo của Mỹ” và so sánh Trung Quốc hiện nay với nước Đức trước khi Đảng Quốc Xã lên nắm quyền. Nhưng, chỉ nửa năm sau khi ông Donald Trump vào Nhà Trắng, Stephen Bannon đã bị bãi chức. Điều khiến người ta bất ngờ hơn là, sau khi từ nhiệm 1 tháng, nhân vật được coi là “túi khôn”, “quốc sư” của Nhà Trắng này đã sang thăm Hongkong và bị báo chí tiết lộ đã từ đó bay tới Bắc Kinh gặp gỡ với ông Vương Kỳ Sơn – một nhân vật thân cận với ông Tập Cận Bình.

Peter Navarro, tác giả cuốn sách nổi tiếng “Death by China” (Chết bởi tay Trung Quốc), một học giả được trao giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban mậu dịch quốc gia, luôn kiên trì cho rằng cần lập hàng rào thuế quan, đàm phán lại các hiệp định mậu dịch. Ông được coi là cố vấn mậu dịch có quan điểm cứng rắn hơn cả Đại diện thương mại Robert Lighthizer.

Một cố vấn cao cấp khác của ông Trump là Stephen Miller rất cứng rắn trong vấn đề di dân, tuyên bố Mỹ sẽ thực thi hạn chế sự trao đổi lưu học sinh và các loại nhân viên khác với Trung Quốc. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Nikki Haley, người vừa từ chức thì luôn gây sức ép với Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc bằng vấn đề Triều Tiên.

Cố vấn Nhà Trắng Stephen Bannon rừng tuyên bố, Trung Quốc là “đối tượng khai chiến tiếp theo của Mỹ”.
Cố vấn Nhà Trắng Stephen Bannon rừng tuyên bố, Trung Quốc là “đối tượng khai chiến tiếp theo của Mỹ”.

Sau khi sinh thái quan hệ Mỹ - Trung bị phá vỡ, những tiếng nói gây sức ép với Trung Quốc dâng cao và nhiều chiều chưa từng thấy. Trước đây, bản thân ông Trump chỉ chú trọng vấn đề mậu dịch, ít quan tâm đến di dân, nhân quyền của Trung Quốc. Nhưng nay thì một loạt vấn đề “bên lề” đều được đặt ra, “thậm chí cả các vấn đề Tân Cương, Tây Tạng cũng được lôi ra, đã có biểu hiện xen vào cả những điều riêng tư”.

Mã Chiêu nói, trước đây Trung Quốc có phương pháp kết giao với cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, với giới chính trị truyền thống Mỹ, nhưng nay tất cả đều không hữu hiệu. Trung Quốc không tìm được phương pháp xử lý thích hợp. Đến mức hiện nay ai là người đang chủ đạo quan hệ Mỹ - Trung họ cũng không biết, ai là người đối ứng cũng không rõ. Bản thân ông Trump quan tâm đến chủ đề của mình, những người khác mượn áp lực của Trump để thực hiện các vấn đề khác. Mỗi một chủ đề đều có một người chủ đạo, nhưng về tổng thể quan hệ Mỹ - Trung thì phía Mỹ không có ai giữ tác dụng chủ đạo.

Luôn là người tấn công

Donald Trump, người rất không thích ứng với Trung Quốc còn thể hiện một gương mặt đằng đằng sát khí của kẻ tấn công. Giáo sư Hạ Minh khoa Chính trị, Đại học New York City nói: "sự khác biệt lớn nhất của Donald Trump là rất cứng rắn với Trung Quốc. Điều này đã phá vỡ mô thức giao lưu giữa hai nước trong hơn 30 năm qua".

Tuy chưa thực hiện lời hứa coi Trung Quốc là quốc gia thao túng hối suất, nhưng ông Trump đã khởi động cuộc chiến mậu dịch đối với Trung Quốc quy mô chưa từng thấy, tuyên bố rút khỏi Hiệp định về biến đổi khí hậu Paris, triển khai Chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương về quân sự và các hoạt động tuần tra cứng rắn trên Biển Đông và eo biển Đài Loan khiến Trung Quốc cảm thấy bị Mỹ bao vây tứ phía.

Hạ Minh nói, Trump thực ra coi Trung Quốc là nước đầu tiên thách thức chiến lược “Ưu tiên nước Mỹ” của ông, biến chính sách châu Á thành công việc trung tâm. Ông còn điều chỉnh các chính sách khu vực khác, chuyển trọng điểm sang châu Á, phối hợp gây sức ép mạnh với Trung Quốc.

Giáo sư Hạ Minh cho rằng: “Điểm chung trong chính sách với Trung Quốc của mấy đời tổng thống trước là, về cơ bản Trung Quốc vẫn là bạn của Mỹ, đặc biệt trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai nước là đồng minh và đối tác chiến lược. Sau khi Liên Xô tan vỡ, Trung Quốc vẫn là quốc gia khá hợp tác với Mỹ trong vấn đề phát triển kinh tế, tại Liên Hợp Quốc, trong vấn đề trật tự quốc tế. Đến thời Donald Trump thì nhận thức chung đó hoàn toàn bị phá vỡ, hai đảng trên chính trường Mỹ đều chuyển biến, Trung Quốc từ chỗ là đối tác chiến lược của Mỹ, đã trở thành kẻ thách thức số một, thậm chí là kẻ địch đe dọa nhất”.

Ông Hạ Minh cho rằng, “hiện nay xem ra, quan hệ Mỹ - Trung e rằng đã mất đi cơ hội giải quyết theo mô thức quan hệ Mỹ - Nhật, chuyển sang mô thức xung đột Mỹ - Xô trước đây”.

Giáo sư Mã Chiêu thì cho rằng, trước đây nói chính sách Trung Quốc của Mỹ có xu thế chuyển sang khuynh Hữu, ngày càng cứng rắn chỉ là lo lắng cho tương lai. Nay điều đó đã là quá khứ, việc chuyển biến đã kết thúc. Hiện nay Mỹ - Trung ở vào trạng thái cạnh tranh, Trung Quốc cần phải xem xét bố cục toàn diện về kinh tế, quân sự, ngoại giao  thế nào, sớm đưa ra biện pháp để ứng phó với quan hệ Mỹ - Trung kiểu “Chiến tranh Lạnh mới”.

Phó Giáo sư Hạ Minh: cả hai nhà lãnh đạo đều cố chấp, không nhân nhượng nhau, đều quá tự tin, “quan hệ Mỹ - Trung đã thể hiện sự xung đột về cá tính của các nhà lãnh đạo”.
Phó Giáo sư Hạ Minh: cả hai nhà lãnh đạo đều cố chấp, không nhân nhượng nhau, đều quá tự tin, “quan hệ Mỹ - Trung đã thể hiện sự xung đột về cá tính của các nhà lãnh đạo”.

Thương gia không theo quy tắc

Từ khi bắt đầu tranh cử, nhân thân thương gia của Donald Trump đã được các phía quan tâm. Điều này thỉnh thoảng lại bộc lộ trong việc xử lý quan hệ Mỹ - Trung. Cách làm của Donald Trump khác những người tiền nhiệm. Ông Obama cạnh tranh trên cơ sở hợp tác,có tranh cãi trong một số vấn đề nóng, nhưng về đại thể vẫn giữ hợp tác. Còn ông Donald Trump cho rằng cạnh tranh vượt quá hợp tác, thủ đoạn cạnh tranh cũng khác, thể hiện rõ đã sử dụng thủ pháp của thương gia.

Cụ thể, ông Trump không thảo luận những chủ đề mềm như toàn cầu nóng lên, không xem xét quan hệ toàn diện, chỉ xem xét nội dung mà cá nhân ông quan tâm và thấy hứng thú.

Bộ mặt thương gia “không theo quy tắc” của ông Trump đã khiến Trung Quốc xơi quả đắng. Ông Mã Chiêu nói, khi ông Trump thăm Trung Quốc, Trung Quốc đã ký với ông một bản ghi nhớ, tiếp đãi nhiệt tình, tựa hồ muốn “bịt” nhà buôn có tư duy có vẻ đơn giản này, nhưng kết quả không hữu hiệu. Hiện nay quan hệ Mỹ - Trung không tìm được người đối thoại, không có cơ hội đối thoại, không khí rất tồi tệ.

Ông Hạ Minh nói, trong tình hình cơ chế tin tưởng lẫn nhau đã bị phá vỡ, cả hai nhà lãnh đạo đều cố chấp, không nhân nhượng nhau, đều quá tự tin. Ông nói: “quan hệ Mỹ - Trung đã thể hiện sự xung đột về cá tính của các nhà lãnh đạo”.

Hạ Minh nói, chủ nghĩa thực dụng kiểu thương gia của ông Donald Trump còn thể hiện qua vấn đề Biển Đông. Mỹ ngày càng cảnh giác đối với các phát ngôn ngoại giao của Trung Quốc. Ví dụ, năm 2015 ông Tập Cận Bình khi thăm Mỹ đã phát biểu tại Nhà Trắng “quyết không để quân sự hóa Biển Đông. Các lãnh đạo khác của Trung Quốc cũng nói, Trung Quốc không phải là kẻ thách thức trật tự hiện có mà là người được lợi bởi trật tự này. Nhưng ông Mike Pence chỉ rõ trong bài diễn văn tại Viện nghiên cứu Hudson: sau khi ông Donald Trump lên nắm quyền, Biển Đông ngày càng quân sự hóa, Trung Quốc còn đề ra kế hoạch “phải vượt nước Mỹ”. Các vấn đề Nga – Trung xích lại gần nhau và kế hoạch “vành đai - con đường” đều đã kích thích thần kinh của người Mỹ.