Hầu hết chúng ta đều không thể tưởng tượng được cuộc sống của những người vô gia cư hàng ngày sẽ sống như thế nào. Người ta ước tính rằng có khoảng 860.000 người vô gia cư ở Đức vào năm 2016. Số liệu được cung cấp bởi BAG W (Bundesarbeitsgemeinschaft Wohnungslosenhilfe e.V — Hiệp hội liên bang trợ giúp người vô gia cư) cung cấp. Đây không phải là con số nhỏ mà là dấu hiệu của một vấn đề lớn.
Một công ty có tên Ulmer Nest đang cố gắng giúp đỡ những người vô gia cư bằng cách tung ra các cabin phòng ngủ hình kén có khả năng chống gió và nước. Ulmer Nest hiện có trụ sở chính tại Ulm, cách Munich, Đức 120 km về phía tây. Phòng ngủ kén tằm này được cho ra mắt vào ngày 8 tháng 1 năm 2020 và nếu nó tỏ ra hữu ích, chúng có thể được sử dụng trên khắp nước Đức. Chúng hiện được đặt trong công viên hoặc những nơi mà những người vô gia cư thường ngủ.
Vỏ của phòng ngủ được làm bằng gỗ và thép. Mỗi phòng có thể ở tối đa 2 người. Ulmer Nest cho biết những cabin này có thể bảo vệ người vô gia cư khỏi lạnh, gió, độ ẩm và cung cấp không khí trong lành. Tất nhiên, phòng ngủ sẽ được bảo vệ ở mức độ riêng tư tối đa và không có camera bên trong. Ngược lại, khi có người ra vào, cảm biến chuyển động sẽ báo động cho người quản lý. Điều này sẽ giúp quản trị viên nắm được thời gian dọn dẹp sau mỗi lần có người sử dụng.
Thậm chí, những phòng ngủ này còn được trang bị mạng không dây nên người vô gia cư có thể liên lạc với đội giám sát bất cứ lúc nào. Lý do sử dụng sóng radio là vì nó có lợi thế về khả năng truy cập so với mạng di động. Năng lượng được sử dụng để sưởi ấm phòng ngủ đến từ các tấm pin mặt trời trên mái nhà.
Ulmer Nest hy vọng rằng cabin phòng ngủ hình cái kén của họ có thể bảo vệ những người vô gia cư không bị tê cóng trong đêm lạnh nhất nước Đức. Các nhà phát minh nhấn mạnh rằng sáng chế này không thể thay thế khách sạn hay những ngôi nhà tiện nghi. Đối với những người thực sự không có nơi nào để đi, đây chỉ là lựa chọn cuối cùng. Hy vọng rằng những phòng ngủ này sẽ sớm chứng minh được tính hữu dụng và sẽ sớm được triển khai tại nhiều thành phố lớn trên thế giới.
Theo Interesting Engineering