Hé lộ bức tranh tài chính của Bamboo Airways: Lỗ ròng 330 tỷ đồng, đem hơn 1.000 tỷ đồng cho vay |
Bên cạnh đó, tổng vốn đầu tư của dự án cũng được nâng lên mức 5.700 tỷ đồng. Nguồn vốn huy động từ vốn góp là 1.300 tỷ đồng, vốn huy động là 2.450 tỷ đồng và nguồn vốn khác là 1.950 tỷ đồn. Các nguồn vốn huy động và vốn khác được huy động theo thực tế tiến độ tăng số lượng tàu bay và kết quả hoạt động kinh doanh.
Được biết, Dự án vận tải hàng không Tre Việt do Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) làm chủ đầu tư.
Trước đó, Bamboo Airways đã hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh dự án đầu tư nội dung kế hoạch phát triển đội bay theo yêu cầu của các Bộ, ban ngành liên quan, bao gồm kế hoạch phát triển đội tàu bay, kế hoạch nguồn vốn, kế hoạch phát triển và đào tạo nguồn nhân lực, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và hiệu quả tài chính của dự án.
So với quy mô đầu tư ban đầu là 10 tàu bay, với quyết định điều chỉnh mới, Bamboo Airways đã được nới "room", nâng quy mô đội bay lên gấp 3 lần.
Quyết định số 1014/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Tre Việt
|
Ngoài ra, quyết định điều chỉnh được đưa ra xét trên đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 5219/BC-BKHĐT ngày 26/7/2018 về kết quả thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án vận tải hàng không Tre Việt tại Cảng hàng không Phù Cát, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Quyết định cũng nêu rõ Bamboo Airways chỉ được kinh doanh vận chuyển hàng không khi đáp ứng điều kiện theo quy định tại Luật Hàng không dân dụng Việt Nam, Nghị định số 92/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định về các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng, các quy định của pháp luật liên quan và cam kết của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, CTCP Tập đoàn FLC (Mã CK: FLC) - công ty mẹ của Bamboo Airways - cũng phải chịu trách nhiệm về các cam kết của minh theo quy định của pháp luật.
Trong Đại hội cổ đông thường niên 2019 của Tập đoàn FLC tổ chức cuối tháng 6/2019, ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch Tập đoàn FLC, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Bamboo Airways cho biết: “Trong khi chờ Bộ Giao thông vận tải và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tăng quy mô đội bay, Bamboo Airways đã chuẩn bị tương đối sẵn sàng và đang duy trì bộ máy nhân sự, cơ sở hạ tầng đủ cho khai thác 30 - 40 máy bay”.
Hãng hiện có hơn 300 phi công đang làm việc và gần 80% trong số đó là phi công nước ngoài. Một máy bay cần trung bình 11-14 phi công (tùy loại thân hẹp hay thân rộng) để vận hành ổn định, nếu nhìn theo góc độ này thì với tổng số 300 phi công hiện tại, Bamboo Airways đang "dư" gần 200 phi công, sẵn sàng chờ đón các máy bay sắp được bổ sung.
Ông Quyết cũng nhấn mạnh khả năng sinh lợi nhuận ngay trong quý I/2020 của Bamboo Airways phụ thuộc rất lớn vào quyết định phê duyệt của Chính phủ về quy mô đội bay cho hãng.
Mong ước của ông Quyết đã phần nào được hiện thực bằng Quyết định số 1014/QĐ-TTg mà Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký. Quyết định này sẽ là tiền đề để Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) điều chỉnh Giấy phép Kinh doanh vận chuyển hàng không cho Bamboo Airways.
Năm ngoái, Bamboo Airways phải chờ 4 tháng từ khi có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Thủ tướng Chính phủ đến lúc Bộ GTVT cấp Giấy phép. Năm nay, chờ xem hãng bay của tỷ phú Trịnh Văn Quyết sẽ mất bao lâu?
Dữ liệu của VietTimes cho thấy, Bamboo Airways đề nghị điều chỉnh quy mô đầu tư đến năm 2023 là 30 tàu bay, nhưng hãng này mong muốn ngay trong năm 2019 này, đội bay sẽ được mở rộng lên 22 tàu.
Nên nhớ, hãng bay tư nhân ra đời trước Bamboo Airways và hiện có thị phần nội địa số một Việt Nam - là Vietjet Air - sau 3 năm đầu hoạt động chỉ có 11 tàu bay./.