Phó chủ tịch TP.HCM: Không thể để phóng xạ tiếp tục lang thang ngoài đường

TP.HCM có khoảng 200 thiết bị có chứa nguồn phóng xạ nhưng cơ quan quản lý chỉ nắm được số lượng và các đơn vị có nguồn phóng xạ.
Rà tìm nguồn phóng xạ bị thất lạc
Rà tìm nguồn phóng xạ bị thất lạc

Phó chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà đã chỉ đạo Sở Khoa học – Công nghệ khẩn cấp định vị nguồn phóng xạ trong cuộc họp đột xuất vào ngày 7/4 về việc đảm bảo an toàn cho thiết bị chứa nguồn phóng xạ.

Trong phần báo cáo ban đầu, ông Nguyễn Khắc Thanh – Phó giám đốc Sở Khoa học Công nghệ (Sở KH-CN) cho biết, hiện nay TP có khoảng 200 thiết bị có chứa nguồn phóng xạ và hơn 120 thiết bị trong số này thường được mang đi mỗi khi sử dụng.

uy vậy hiện nay cơ quan quản lý chỉ nắm được số lượng và các đơn vị có nguồn phóng xạ, còn việc kiểm soát, bảo vệ những thiết bị này gần như đều giao phó cho những nơi này tự triển khai, do đó khả năng bị mất trộm, thất lạc là rất lớn.

Kể từ sau vụ mất cắp thiết bị phóng xạ vào ngày 15/9/2014, UBND TP đã chỉ đạo Sở KH-CN phối hợp Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo thiết kế vi mạch (ICDREC, thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM) nghiên cứu vào lắp đặt thiết bị định vị vào những nguồn phóng xạ này.

Tuy nhiên hiện nay việc lắp đặt vẫn chưa được thực hiện, dù các điều kiện về kỹ thuật và phần mềm đã được chuẩn bị xong. Lý do là ông Giám đốc ICDREC đề nghị TP phê duyệt đề tài nghiên cứu này.

Ngay sau đó ông Lê Mạnh Hà đã yêu cầu ngay trong ngày 8/4 Sở KH-CN và ICDREC phải phối hợp đến những đơn bị có nguồn phóng xạ để gắn các thiết bị định vị mà không cần phải chờ đến khi “đề tài nghiên cứu” được duyệt.

Ông Hà nhấn mạnh, sự nguy hiểm của các nguồn phóng xạ là nếu để “chúng đi lang thang ngoài đường” và cho rằng điều đó còn nguy hiểm hơn là một quả bom. “Nếu ảnh hưởng đến sức khỏe người dân thì không tiền nào lo đủ” – ông nói.

Được biết hệ thống định vị phóng xạ đã được chuẩn bị là sản phẩn hoàn toàn do trong nước phát triển và hoàn thiện. Kinh phí để lắp đặt các thiết bị này vào khoảng 2 tỷ đồng.

Theo nguồn tin của người dân, cách đây vài tháng trong lúc phân loại xử lý rác trong tại Khu xử lý rác 100 ha tại xã Tóc Tiên, ông có nhìn thấy thiết bị như cục phóng xạ bị mất, nặng khoảng 7 kg.

Ngoài ra, sáng 7.4, Sở KH-CN cũng nhận thông tin người dân cung cấp có một đường dây chuyên mua bán lậu liên tỉnh các thiết bị phóng xạ này. Thông tin này đang được Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẩn trương xác minh.

Nếu có đường dây mua bán như thông tin người dân cung cấp thì cực kỳ nguy hiểm, một lãnh đạo Sở KH-CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nhận định.

Hiện UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo các sở, ngành phối hợp khẩn trương truy tìm nguồn phóng xạ bị mất, không để ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và môi trường. Theo đó, quy mô tìm kiếm sẽ mở rộng ra các tỉnh, thành phố lân cận là Đồng Nai, TP.HCM, Bình Dương.

Công tác tìm kiếm nguồn phóng xạ này được chia thành 3 nhóm, một nhóm rà tìm trong khu vực nhà máy thép Pomina 3; hai nhóm khác sẽ truy tìm tại các vựa ve chai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Hôm 6.4, có hàng chục vựa ve chai đã được rà tìm nhưng chưa phát hiện có chứa thiết bị này.

Cục An toàn bức xạ hạt nhân cũng đem máy móc hiện đại vào hỗ trợ công việc tìm kiếm nguồn phóng xạ bị mất.

Theo Sở KH-CN, thời gian bán rã của nguồn Co-60 là khoảng 5,3 năm. Sau khoảng thời gian này, hoạt động phóng xạ của nguồn bức xạ này giảm còn một nửa. Nghĩa là đến thời điểm này, hoạt độ phóng xạ của nguồn phóng xạ Co-.60 bị mất vẫn còn khoảng 2,33 mCi.

Do đó, nếu thiết bị chứa nguồn bị vỡ, nguồn chiếu xạ sẽ có suất liệu khoảng 2,5 mSv/h trong bán kính 10 cm. trong khi liều chiếu xạ ở mức độ cho phép đối với một người bình thường trong 1 năm chỉ là 1 mSv.

Ông Mai Thanh Quang, Giám đốc Sở kHCN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, hiện nay ngoài việc tuyên truyền trong khu dân cư, tích cực triển khai lực lượng dò tìm thiết bị chứa nguồn phóng xạ bị mất, Sở KH-CN cũng bố trí người trực thường xuyên để tiếp nhận thông tin qua đường dây nóng.

Theo Infonetnet, TN