Phi công Mỹ tuyên bố: F-35 có thể tiêu diệt gọn cả J-31 của Trung Quốc và T-50 của Nga

VietTimes -- Một phi công máy bay tiêm kích F-35 cho biết ông sẽ rất tự tin bay trên chiếc Joint Strike Fighter không chiến với bất kỳ kẻ thù nào trên thế giới và chiến thắng, bao gồm cả máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc và Nga.
F-35 Joint Strike Fighter
F-35 Joint Strike Fighter

Các sĩ quan Không quân Mỹ nhận xét: “Tiêm kích tàng hình F-35 Joint Strike Fighter có thể  sử dụng hệ thống radar và các bộ khí tài cảm biến, vũ khí và công nghệ máy tính siêu hiện đại tiêu diệt các máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Nga và Trung Quốc trong một trận không chiến cấp độ cao.

Trung tá Matt Hayden, thuộc không đoàn tiêm kích số 56, Trưởng phòng An toàn bay tại Căn cứ không quân Luke, bang Arizona, nói với hãng tin Scout Warrior trong cuộc phỏng vấn đặc biệt dành cho phi công.

Trung tá Matt Hayden khẳng định có thể bay trên chiếc F-35 và tiêu diệt cả T-50 và J-31

"Không có một chiếc máy bay khác hứa hẹn sẽ tốt hơn việc điều khiển một chiếc F-35 trong môi trường tác chiến. Tôi hoàn toàn thoải mái và tự tin trong việc điều khiển siêu chiến đấu cơ này tham gia vào bất kỳ hoạt động tác chiến đường không nào".

Hơn nữa, một số phi công F-35 quả quyết rằng chiếc tiêm kích tàng hình đa nhiệm này có những khả năng kỹ chiến thuật tốt hơn hẳn bất kỳ máy bay chiến đấu nào đã từng có trong lực lượng không quân Mỹ.

Sĩ quan Hayden cũng nói rõ rằng ông cũng chưa từng tham gia một chuyến bay mô phòng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống lại máy bay tàng hình thế hệ 5 của Nga Sukhoi T-50 PAK FA hoặc máy bay tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc Shenyang J-31 thứ 5. Ông cũng chưa biết tất cả những công nghệ và năng lực tác chiến các máy bay tàng Nga và Trung Quốc, nhưng ông tự tin khẳng định, năng lực kỹ chiến thuật của F-35 có thể giành chiến thắng.

Theo các nguồn tin khác nhau, Nga đã chế tạo khoảng 6 nguyên mẫu T-50 PAK FA cho Không quân và Hải quân, Trung Quốc cũng tiến hành công khai chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của tiêm kích tàng hình J-31 vào năm 2012. Ngoài ra, Trung Quốc đang trong quá trình tổ chức dây chuyền công nghệ sản xuất máy bay tàng hình thế hệ 5 J-20. Nguyên mẫu máy bay tàng hình được đặt tên là Thành Đô J-20, thực hiện chuyến bay đầu tiên vào năm 2011, dự kiến sẽ đưa vào phục vụ năm 2018.

Sĩ quan không quân Hayden, mặc dù không nghiên cứu kỹ lưỡng những tính năng kỹ chiến thuật của J-20, tự tin cho rằng có thể bay trên F-35 không chiến với bất kỳ máy bay tiêm kích nào trên thế giới .

Hayden giải thích: "Tất cả các quốc gia khác như Nga và Trung Quốc đang cố gắng phát triển các máy bay chiến đấu dựa trên công nghệ tương tự như F-35 từ một góc độ nào đó. Do đó, máy bay của Mỹ không thể có năng lực kỹ chiến thuật thấp hơn so với bất kỳ máy bay chiến đấu nào của các quốc gia khác".

Ngoài việc phát triển máy bay chiến đấu trên nền tảng công nghệ tốt nhất và hiện đại nhất, chiến thắng trong một trận chiến không đối không hoặc trong một trận chiến đường không phụ thuộc rất nhiều vào chiến thuật không chiến và những kỹ năng tác chiến và quyết định của phi công. Sĩ quan Hayden giải thích.

"Tôi chưa bao giờ bay chiến đấu chống lại các máy bay này (T-50 và J-31). Khi bạn tham gia một trận chiến không đối không, chiến thắng phụ thuộc vào tốc độ các hoạt động cơ động tác chiến. Nếu phi công phát huy tối đa hóa hiệu quả những công nghệ hiện đại trên chiếc F-35, có thể khai thác những điểm thua sút của những máy bay khác".

Nhiều nhà phân tích đưa ra nhận xét cho rằng nguyên mẫu J-20 không thể theo kịp được những công nghệ hàng không được ứng dụng cho F-35.

Theo một báo cáo của Hội đồng Khoa học Quốc phòng trích dẫn trong bản điều trần trước Quốc hội vào năm 2014 về quân đội Trung Quốc (An ninh Kinh tế Mỹ - Trung và Cơ chế giám sát). Được sử dụng làm tài liệu tham khảo về những thông tin phát triển và thông số kỹ thuật của nhiều hệ thống vũ khí Mỹ, được cho là bị các hackers Trung Quốc lấy trộm. Những thông số về kỹ thuật thiết kế và công nghệ ứng dụng cho F-35 là một trong số những hệ thống vũ khí bị tổn thất do các hackers Trung Quốc đột nhập đánh cắp.

Bài viết thống kê những tính năng kỹ chiến thuật và công nghệ ứng dụng của J-20, được đăng tải bởi AIN Online (Aviation International News Online) từ Singapore Air Show ngày 14.02.2016 được một số chuyên gia nhận xét là khá giống với những tính năng và công nghệ của F-35.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc:

Theo bài viết đăng tải trên AIN Online Report: J-20 là máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ 5 của Trung Quốc, có tính năng tàng hình tương tự như những tính năng của máy bay tiêm kích Mỹ F-22 và F-35. Mặc dù có rất ít thông tin về mục đích phát triển, có thể nhận thấy tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc được chế tạo nhằm giải quyết một số nhiệm vụ trọng yếu như đánh chặn tầm xa và tấn công chính xác các mục tiêu bề mặt.

Tiêm kích đa nhiệm tàng hình J-31 của Trung Quốc

 Khả năng mang vũ khí của J-20 được thiết kế tương tự như máy bay tàng hình Lockheed Martin F-22, gồm hai khoang vũ khí nhỏ hơn chứa tên lửa không-đối-không có khả năng cơ động cao, sử dụng đầu tự dẫn quang hồng ngoại PL-10, và một khoang lớn dưới thân máy bay được sử dụng để chứa tên lửa không đối mặt có kích thước lớn hơn hoặc những vũ khí tấn công bề mặt có điểu khiển với độ chính xác cao.

Máy bay có thể được trang bị tên lửa không đối không hiện đại PL-15 có thiết bị tự dẫn radar chủ động do Viện 607 phát triển, đây là vũ khí chủ lực không đối không tầm xa, được bắn thử từ máy bay Shenyang J-16 năm 2015. Máy bay J-20 cũng có thể được lắp đặt tên lửa không đối không sử dụng động cơ phản lực ramjet PL-21, có những tính năng kỹ chiến thuật như tên lửa không đối không tầm xa MBDA Meteor.

Các hệ thống  cảm biến bao gồm hệ thống ngắm bắn quang-điện tử (EOTS) và một radar lớn quét mảng pha điện tử chủ động ( active electronically scanned array AESA), được phát triển bởi Viện 14 thuộc Viện Nghiên cứu Công nghệ Điện tử Nam Kinh (Viện 14, NRIET), có thể được đặt mã hiệu là Type 1475 / KLJ -5. Những cửa quang hình đa diện gắn xung quanh thân máy bay cho thấy máy bay được lắp hệ thống trinh sát hồng ngoại phân phối khẩu độ.

Trên bảng điều khiển trong buồng lái J-20 có ba màn hình màu lớn và một màn hình nhỏ trong suốt với góc hiển thị rộng (head – up display). Hệ thống cơ sở dữ liệu chiến thuật datalink tiên tiến được phát triển, thiết bị tiếp nhiên liệu trên không lắp đặt ở mạn phải phía trước thân máy bay. Phần lớn hệ thống tranh điện tử đã được thử nghiệm bởi CFTE (Các hoạt động thử nghiệm bay Trung Quốc) trên chiếc máy bay Tupolev Tu-204C, được chuyển đổi thành máy bay phòng thử nghiệm, theo cách tương tự như các hệ thống của F-22 được thử nghiệm trên một chiếc Boeing 757".

Máy bay tiêm kích đa nhiệm tàng hình thế hệ 5 Nga

Đến thời điểm hiện nay, không có nhiều thông tin chính thức về máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 T-50 PAK FA của Nga, báo cáo cho thấy máy bay có rất nhiều vấn đề công nghệ, một số còn chỉ ra rằng đó chỉ là một nguyên mẫu máy bay (mang danh) thế hệ thứ 5.

Máy bay tiêm kích thế hệ 5 của Nga Sukhoi T-50 PAK FA

"Những báo cáo từ Singapore Airshow 2016, báo cáo của IHS Jane  cho thấy, mặc dù ngành công nghiệp Nga liên tục định danh Sukhoi T-50 PAK FA là nguyên mẫu máy bay thế hệ 5, nhưng những nghiên cứu chi tiết và nghiêm túc về chương trình phát triển cho thấy đây là một "cách đặt tên" chứ thực tế T-50 chưa thể là máy bay thế hệ 5.

Nhận định này được rút ra từ những bình luận cho rằng thiếu các công nghệ mang tính cách mạng được ứng dụng cho máy bay so với những công nghệ mà Nga và Mỹ khi thiết kế máy bay chiến đấu đã ứng dụng. Ví dụ như động cơ PAK FA cũng tương tự như động cơ đã lắp cho các máy bay thế hệ 4 ++  Nga (thế hệ cầu nối giữa thế hệ thứ 4 và thứ 5) là Su-35. Ngoài ra, PAK FA và Su-35 cùng sử dụng chung rất nhiều các bộ khí tài, trang thiết bị, bao gồm cả hệ thống điện tử.

Theo các chuyên gia Mỹ nhận xét. Ngay cả khi các hệ thống trang thiết bị trên PAK FA khác với Su-35, thông số kỹ thuật của máy bay vẫn không đạt chuẩn thế hệ thứ 5.

RealClearDefense, trích dẫn báo cáo từ phương tiện truyền thông Ấn Độ, quen thuộc với một biến thể PAK FA đang được phát triển ở Ấn Độ, nhận định rằng máy bay T-50 có nhiều vấn đề về công nghệ. Trong số những vấn đề này là "hiệu suất động cơ, độ tin cậy của radar AESA, khả năng của công nghệ tàng hình thấp".

Mặc dù những nhận định trên hầu như chưa đủ căn cứ để xác định rõ những tính năng kỹ chiến thuật thực sự của T-50 PAK FA, nhưng công nghệ ứng dụng trong thiết kế và chế tạo F-35 là công nghệ tiên tiến hàng đầu trong ngành hàng không quân sự, các nguyên mẫu tàng hình J-31 và T-50 PAK FA đều tham chiếu và phát triển công nghệ chế tạo dựa trên cơ sở các nguồn thông tin có được, do đó những tính năng kỹ chiến thuật của máy bay tàng hình Nga – Trung Quốc đều thấp hơn của F-35.

 Xem tiếp: Những công nghệ tiên tiến của siêu tiêm kích F-35