Các nhà khoa học vừa phát hiện một loài bọt biển thủy tinh mới có tên gọi Advhena magnifica, sống ở khu vực biển Thái Bình Dương. Năm 2016, tàu nghiên cứu Okeanos Explorer của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) đã phát hiện chúng lần đầu tiên.
Thông tin từ tờ Dân trí, loài bọt biển thủy tinh này có hình dáng rất ma quái với hai lỗ to giống như hốc mắt. Sống ở độ sâu mà ánh sáng không thể chạm tới, bọt biển thủy tinh không có tầm nhìn và thiếu hệ thống thần kinh trung ương để xử lý thông tin. Chúng có những lỗ mở lớn và nhỏ để đẩy nước và thức ăn ra hay vào.
Bọt biển thủy tinh sống dưới đáy biển sâu ở Thái Bình Dương. Ảnh: NOAA.
|
Nhà nghiên cứu Branco xem xét các hình ảnh từ kính hiển vi điện tử và nhận định Advhena magnifica không phải bọt biển Bolosoma. Bên cạnh A. Magnifica, nghiên cứu còn phát hiện hai loài mới có tên Euplectella sanctipauli và Bolosoma perezi, được phát hiện ở Nam Đại Tây Dương. Hầu hết bọt biển sống ở độ sâu 450-900m, trong khi đó Advhena magnifica được thu thập ở độ sâu 2.028m và Euplectella sanctipauli gần gấp đôi con số này.
Thông tin từ tờ VnExpress, trước đó, các nhà khoa học tại NOAA đã phát hiện rừng bọt biển thủy tinh sống dưới đáy đại dương ở độ sâu hơn 2.000 m. Thành viên của nhóm nghiên cứu cho biết khu rừng bọt biển thủy tinh kỳ diệu khiến họ có cảm giác như sống ở hành tinh khác.
Bọt biển thủy tinh có bộ xương cứng làm bằng silica (SiO2), giúp chúng tránh khỏi sự tấn công của các loài động vật ăn thịt. Thức ăn của chúng là vi khuẩn và sinh vật phù du có trong nước. Bọt biển thủy tinh thường được dùng để chế tạo thủy tinh.