Xe nhập chiếm ưu thế
Lexus Việt Nam vừa mắt mẫu xe crossover cỡ nhỏ NX 200t. NX 200t là mẫu xe có ngoại hình góc cạnh đậm chất xe thể thao với nhiều công nghệ hiện đại an toàn cho người sử dụng.
Với giá bán mức 2,4 tỷ đồng, Lexus NX 200t là đói thủ cạnh tranh với 2 mẫu xe nhập khẩu hạng sang khác là BMW X3, Mercedes GLK, Audi Q5 và Range Rover Evoque… đều là những xe đang bán rất chạy tại thị trường Việt Nam.
Peugeot đến từ Pháp cũng giới thiệu mẫu sedan 508 phiên bản 2015, có sự thay đổi lớn về thiết kế bên ngoài. Xe được trang bị động cơ xăng 1.6L với giá bán 1,42 tỷ đồng. Nhưu vậy, phiên bản mới này còn thấp hơn so với phiên bản cũ khoảng150 triệu đồng, là đối thủ cạnh tranh của một loạt mãu xe như Toyota Camry, Nissan Teana, Honda Accord...
Mitsubishi Việt Nam đã ra mắt thế hệ thứ 5 của chiếc bán tải Triton, có kiểu dáng hiện đại và cải tiến nhiều công nghệ và thiết bị giải trí.
Mitsubishi Triton sẽ là đối thủ cạnh tranh với 1 loạt các mẫu xe bán tải đang tiêu thụ mạnh trên thị trưởng như Ford Ranger, GM Colorado, Nisan Navara, Toyota Hilux...
Với ba mẫu xe này, phân khúc xe nhập đã chứng tỏ xu hướng ngày càng áp đảo trên thị trường ô tô Việt Nam.
Theo Tổng cục Thống kê, cả nước ước nhập về khoảng 10.000 ôtô nguyên chiếc trong tháng 5/2015, tương đương so với tháng trước, với kim ngạch 337 triệu USD.
Việc ôtô nhập khẩu liên tiếp ở mức cao trong những tháng gần đây, đưa tổng lượng xe nhập về trong nước 5 tháng đầu năm lên 45.000 chiếc, giá trị hơn 1,2 tỷ USD, tăng 125% về lượng và 185% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính trung bình trong tháng 5, mỗi ngày Việt Nam đã chi ra 11 triệu USD để nhập khẩu xe nguyên chiếc.
Trên thực tế, thời gian qua nhiều mẫu xe nhập khẩu cứ nhập về đến đâu là hết hàng đến đó dù giá không hề rẻ. Xe nhập khẩu đang có xu hướng tăng nhanh và luôn được người tiêu dùng chọn mua, kể cả các loại xe sang có giá nhiều tỷ đồng.
Ôtô biết bao giờ mới rẻ
Theo ông Jesus Metelo Arias, Tổng giám đốc Công ty Ford Việt Nam cho biết, với mức tăng trưởng nhanh như hiện nay, chúng tôi dự báo thị trường ô tô Việt Nam có thể đạt doanh số 200.000 xe trong năm nay, trong đó xe nhập khẩu nguyên chiếc sẽ chiếm khoảng 50%.
Các cơ quan chức năng cho biết, 5 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu ôtô tải tăng mạnh nhất, tiếp đó là ôtô nguyên chiếc dưới 9 chỗ và xe trên 9 chỗ. Nhập khẩu xe tải tăng mạnh không đáng ngại bởi nhóm hàng này phục vụ cho vận tải, sản xuất trong nước. Tuy nhiên, nhập xe dưới 9 chỗ, mặt hàng hạn chế cũng lên cao là vấn đề cần lưu ý. Cũng theo bảng thống kê, ôtô là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng mạnh nhất 5 tháng đầu năm, vượt nhóm hàng điện tử, máy tính, linh kiện, điện thoại các loại và máy móc, thiết bị, dụng cụ...
Thời gian tới, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước Asean giảm mạnh, xe nhập sẽ còn tràn vào dễ dàng hơn, làm cho các DN ô tô trong nước thêm lo ngại. Trong khi đó, với sản xuất lắp ráp xe trong nước, để có một mẫu xe mới, DN cần có thời gian chuẩn bị từ 2 đến 3 năm, nhưng đến nay tất cả các DN vẫn chưa thể đưa ra được quyết định cho mình, có tiếp tục đầu tư cho sản xuất hay không.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho biết, đang có những trao đổi cụ thể với Chính phủ về phương thức tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ôtô trong thời gian tới, nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước.
Tuy nhiên, không gian về chính sách hỗ trợ cho công nghiệp ô tô không còn nhiều, do Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, với nhiều hiệp định thương mại tự do được ký kết và việc sử dụng công cụ bảo hộ bằng thuế phí được cho là đi ngược với các cam kết, cũng như đã lạc hậu.
Đặc biệt, với cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) mà Bộ Tài chính mới đề xuất, nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) ô tô lo ngại điều này có thể gây nhiều tác động tiêu cực đến thị trường trong nước, đẩy giá xe ô tô có thể tăng 20 - 30%.
Tổng giám đốc Honda Việt Nam, ông Minoru Kato cho biết, nếu chính sách với ô tô vẫn cứ giữ nguyên như hiện nay thì đến 2018, bắt buộc các DN phải chuyển sang nhập khẩu xe về phân phối. Khi thuế suất thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ khu vực Asean về Việt Nam giảm xuống mức 0% thì sản xuất lắp ráp xe trong nước không còn ý nghĩa nữa, bởi không cạnh tranh được với xe nguyên chiếc nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia về.
Nhiều người đã hình dung ra kịch bản, đến 2018, tất cả các DN ô tô tại Việt Nam sẽ phải ngừng hoạt động và chuyển sang nhập khẩu xe nguyên chiếc về phân phối.
Đến 2020, thị trường ô tô Việt Nam được dự báo bắt đầu bùng nổ, có thể đạt sản lượng trên 300.000 xe và liên tục tăng trưởng mạnh, khi đó ô tô sẽ là ngành nhập siêu lớn nhất. Nếu lại hạn chế nhập khẩu, hạn chế tiêu dùng, trong khi nhu cầu tăng cao, sẽ khiến cho ô tô trở nên khan hiếm, giá sẽ bị đẩy lên cao, ước mơ ô tô lại xa vời đối với nhiều người.
Theo VNN