|
Do vậy, sau trong năm tháng đầu năm 2016, nợ BHXH đã lên tới 14.500 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với thời điểm cuối năm 2015. Đây là thông tin được ông Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam cho biết
Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, nghị quyết của Bộ Chính trị đặt chỉ tiêu tới năm 2020 cả nước sẽ có 50% lượng lao động tham gia BHXH và 35% tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Thế nhưng trong các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và các địa phương lại không cụ thể hóa nội dung này cho từng năm nên rất khó thực hiện.
Tính đến hết tháng 5-2016, có 12,3 triệu người tham gia BHXH, chiếm 23,3% lực lượng lao động và 10,5 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, chiếm 19,6% lực lượng lao động.
“Việc phát triển và mở rộng BHXH đối với 23% dân số còn lại là hết sức khó khăn do phần lớn trong số này là những đối tượng không được Nhà nước đóng hoặc hỗ trợ đóng” - BHXH Việt Nam cho biết.
Ông Đỗ Văn Sinh, Phó Tổng Giám đốc BHXH, cho rằng qua các đợt khảo sát cho thấy do không giao chỉ tiêu cụ thể nên lãnh đạo một số địa phương “lơ là” trong thực hiện chỉ tiêu này.
“Phải đợi tới 1-7 tới khi Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi) có hiệu lực thì tòa án mới chấp nhận lại đơn kiện của BHXH Việt Nam. Do đó trong khoảng thời gian “trống” pháp lý này, các doanh nghiệp đã gia tăng tình trạng nợ BHXH” - ông Sinh nói.
Theo PLO