Những game đáng chơi nhất trên Xbox Series X (phần 2)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Dù bị đánh giá là thiếu trò chơi độc quyền so với đại kình địch PlayStation 5, Xbox Series X vẫn sở hữu vô số tựa game đáng để trải nghiệm. Hai trong số đó là Gears Tactics và Assassin’s Creed Valhalla.
Ảnh: Free Game Tips
Ảnh: Free Game Tips

3. Gears Tactics

Ảnh: Tech Radar

Ảnh: Tech Radar

Gears Tactics là sự kết hợp tuyệt vời giữa lối chơi chiến thuật theo lượt kiểu XCOM và những pha hành động kinh điển của dòng Gears of War đã làm nên thương hiệu cho Xbox.

Dòng Gears of War lấy bối cảnh trên hành tinh Sera (bản sao của Trái Đất). Sau những cuộc xung đột kéo dài hàng thiên niên kỷ, nền văn minh bị hủy hoại và đẩy loài người đến gần bờ vực tuyệt chủng. Trước tình hình đó, các nhà lãnh đạo Sera cùng ngồi lại đàm phán để khôi phục nền hòa bình. Tuy nhiên, sự phát triển vũ bão của khoa học công nghệ vô tình làm nảy sinh các vấn đề an ninh năng lượng, dẫn đến việc khám phá ra nguồn năng lượng mới gọi là Imulsion.

Phát hiện vĩ đại này được coi là lời giải cho bài toán về năng lượng, nhưng lại gây ra sự chênh lệch cán cân kinh tế giữa các quốc gia. Đại hiện là Coalition of Ordered Governments (COG) và Union of Independent Republics (UIR). Sau sự sụp đổ của UIR và thỏa thuận ngừng bắn, chủng tộc ngoài hành tinh Locust bất ngờ đổ bộ lên Sera, tấn công mọi thành phố và tiêu diệt một phần tư dân số. Sự kiện này được gọi là Exit Day hoặc E-Day.

Gears Tactics được lấy bối cảnh vào một năm sau E-Day. Dù cốt truyện chưa để lại nhiều ấn tượng, Gears Tactics bù đắp bằng lối chơi phá cách. Cụ thể, mỗi nhân vật có ba Action Point thay vì hai như trong XCom. Điều này cho phép người chơi sáng tạo hơn trong mỗi lượt đi. Khác với các phần game trước, nhà phát triển thiết kế Gears Tactics với góc nhìn từ trên xuống để người chơi có thể bao quát toàn bộ chiến trường.

Điểm đặc trưng của Gears Tactics là những khoảnh khắc kinh điển trong Gears of War lồng ghép trong các màn chơi. Đơn cử như phân đoạn kết liễu đối thủ bằng cây súng Lancer hay Retro đậm chất Gears of War. Nó đem đến cảm giác quen thuộc cho cộng đồng hâm mộ dòng game này.

Nhân vật trong Gears Tactics được chia thành năm lớp: Support, Vanguard, Heavy, Scout và Sniper. Mỗi lớp nhân vật có vai trò khác nhau trong chiến thuật tổng thể. Vì vây, người chơi cần kết hợp một cách hợp lý để chinh phục hết cốt truyện chính.

Khiếm khuyết lớn nhất của Gears Tactics là AI kẻ địch kém thông minh và các màn đấu trùm chưa thực sự hấp dẫn. Hơn nữa, trò chơi cũng không thể duy trì cảm giác hưng phấn xuyên suốt bởi chiến thuật "lặp đi, lặp lại" đến nhàm chán. Điều này khó lòng đáp ứng kỳ vọng của fan trung thành với thể loại chiến thuật theo lượt. Cùng với mạch truyện tuyến tính và thiếu nhiệm vụ phụ, giá trị chơi lại của Gears Tactics được đánh giá là không cao.

Không thể phủ nhận Gears Tactics còn một số "hạt sạn". Nhưng nếu bạn đang sở hữu một chiếc Xbox thế hệ mới, đây vẫn là trò chơi không thể bỏ qua.

4. Assassin’s Creed Valhalla

Ảnh: IGN

Ảnh: IGN

Assassin’s Creed Valhalla là phiên bản kế nhiệm của dòng Assassin’s Creed đã "làm mưa, làm gió" trong suốt thập kỷ qua. Valhalla đưa người chơi vào vai chiến binh người Viking. Dù sở hữu cốt truyện khá hấp dẫn cùng bối cảnh mới, cốt truyện của Valhalla lại có phần tăm tối hơn so với các phần trước đó.

Trước khi ra mắt, Assassin’s Creed Valhalla đừng trước ngờ vực của cộng đồng game thủ về việc làm thế nào trò chơi có thể kết nối các sự kiện trong quá khứ. Tuy nhiên, Ubisoft đã khéo léo dàn xếp vấn đề này bằng cách cho nhân vật chính Eifel gặp gỡ hai thành viên của Hiệp hội sát thủ và được họ chỉ dạy các kỹ năng ám sát. Hầu hết những tình tiết còn dang dở trong Assassin’s Creed Odyssey (2017) sẽ tiếp tục ở Valhalla.

Một trong những thay đổi của Assassin's Creed Valhalla là nhân vật chính không còn hoạt động độc lập. Anh phải dẫn dắt những người cộng sự của mình để thành lập lãnh thổ riêng tại Vương quốc Anh.

Trong trò chơi, người Viking thành lập căn cứ ở miền trung nước Anh, nơi có các tòa nhà và cơ sở vật chất giống một thành phố thu nhỏ. Nhiệm vụ của người chơi sẽ thu thập tài nguyên và phát triển lãnh thổ theo thời gian, chứ không dừng ở một tên lính đánh thuê rong ruổi nay đây mai đó như trước.

Theo thời gian, Evior có thể mở rộng lãnh thổ và phát triển nó trở thành một thành phố lớn với đầy đủ các tiện ích. Bên cạnh đó, người chơi có thể chọn cách liên minh, đàm phán hoặc tấn công khu vực lân cận để giành lấy chiến lợi phẩm.

Rõ ràng, đội ngũ Ubisoft Montreal đã nỗ lực để cải tiến dòng Assassin’s Creed. Tuy nhiên, việc quá tập trung vào lối chơi mới khiến họ bỏ quên những yếu tố quan trọng khác như cốt truyện có chiều sâu hay mức độ chi tiết của thế giới mở.

Gameplay mới của Valhalla cũng bị phê bình khá nhiều bởi sự thiếu vắng của các nhiệm vụ hành động lén lút. Để học thêm kỹ năng mới, Evior phải lần mò các cuộn giấy nằm rải rác khắp bản đồ. Kho vũ khí trong game cũng khá hạn chế, đôi lúc khiến người chơi chán nản vì phải sử dụng liên tục một vài loại vũ khí.

Bên cạnh đó, trò chơi vẫn tồn tại lỗi vặt như kẹt vật thể, nhân vật bị bắn ra khỏi địa điểm đang đứng, không thể nói chuyện với NPC, không thể chọn mục tiêu...

Điểm cộng của Assassin’s Creed Valhalla là chất lượng đồ họa và âm thanh ấn tượng, đặc biệt khi hiển thị ở độ phân giải 8K trên Xbox Series X. Bối cảnh ở Na-Uy và nước Anh thế kỷ IX được khắc họa chân thực từ vùng đất băng tuyết lạnh giá, bờ biển trải dài đến đồng cỏ đầy nắng. Với tông màu lạnh chủ đạo và khúc nhạc dồn dập, những trận chiến trong Valhalla trở nên mãn nhãn hơn bao giờ hết.

Dịch tổng hợp: Tech Radar, Games Radar, IGN