|
Thông tin về sức khỏe lãnh đạo được người dân và dư luận quan tâm |
Luật báo chí và Luật thông tin liên quan tới nhau
Đâu là ranh giới giữa việc cung cấp và không cung cấp, nếu không thì chúng ta sẽ vướng vào cái vòng luẩn quẩn kể cả khi có Luật?
Trong một số trường hợp, sức khỏe các lãnh đạo trong giới chính luận là chuyện đời tư, thông tin riêng của các doanh nghiệp là an ninh thương mại. Trong trường hợp cơ quan/cá nhân đó muốn giữ bí mật thì cần cân nhắc. Nếu như đưa tin ra có lợi hơn việc không đưa thì phải nên đưa, đấy là tinh thần Luật tiếp cận thông tin.
Trong trường hợp có sự mâu thuẫn, hoặc vênh nhau về quyền lợi các bên giữa người cung cấp và người yêu cầu cung cấp; người đòi và người giữ thông tin thì phải giải quyết ở bên thứ ba trung lập. Nhiều nước thành lập Ủy ban tiếp cận thông tin độc lập với cơ quan hành chính nhà nước, để giám sát việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của người dân. Cũng không ít nước quy định người dân được kiện ra tòa nếu yêu cầu cung cấp thông tin của họ không được các cơ quan nhà nước đáp ứng.
Luật này thuộc loại luật rất khó thực hiện nếu như chúng ta không có quyết tâm cao. Bí mật hoạt động của nhà nước là công việc hay làm thành văn hóa bí mật, lúc nào cũng sẵn sàng cho việc đóng dấu mật cho mọi công văn giấy tờ của cơ quan nhà nước. Bởi vì thời chiến tranh, thời bao cấp trách nhiệm phải bảo mật quá nặng nề đối với người công chức Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng thông tin là công khai các văn bản luật của chúng ta thời gian gần đây đều quy định việc công khai thông tin, dự thảo này phải chăng là không cần thiết?
Hiện nay các đạo luật được Quốc Hội thông qua đều có quy định công khai. Có người nêu rõ có tới gần 100 đạo luật. Vi dụ Như Luật phòng chống tham nhũng, Luật Nhà ở, Luật đất đai, Luật xây dựng, Luật Tài nguyên, pháp lệnh dân chủ ở cơ sở... Nhưng luật này không viết giác độ quyền của người dân. Công khai thông tin như các đạo luật là chủ động công khai từ phía các cơ quan nhà nước để thực hiện các quy định của luật, luật tiếp cận thông tin người dân ở thế chủ động. Chúng khác nhau về chất.
Theo ông, chúng ta nên sửa đổi, nâng cấp trên cơ sở Luật báo chí, để đồng thời áp dụng cho những đối tượng không phải là báo chí, cụ thể như là công chúng là người dân, hay là chúng ta làm ra một luật thông tin mới hoàn toàn?
Hai cái này liên quan đến nhau. Quyền tự do thông tin, có từ năm 1766 tại Thụy Điển, sau khi Luật tư do báo chí của họ ra đời. Tự do báo chí hay tiếp cận thông tin đều là quyền con người, quy định với tất cả mọi người, không riêng cho ai, thậm chí không riêng cho giới báo chí. Thậm chí 2 quyền này nằm trong nhau đều xuất phát từ quyền tự do biểu đạt, tự do ngôn luận của Liên hợp quốc có trong Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948. Mặc dù có giao thoa với nhau, nhưng giữa chúng cũng có những lĩnh vực riêng.
Tại sao chúng ta đặt vấn đề quyền con người trong tiếp cận thông tin?
Đây là vấn đề căn bản cũng đòng thời là rất đề lớn. Có thể nói rằng tất cả các đạo luật được Quốc hội thông qua kể cả Hiến pháp đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quyền con người. Khi soạn thảo bất kỳ đạo luật nào đều phải chịu sự tác động của giác độ bảo vệ quyền con người. Nhưng riêng với đạo luật tiếp cận thông tin trực tiếp liên quan đến quyền con người.
Chúng ta soạn thảo và ban hành luật này là nhằm triển khai thực hiện Điều 25 của Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Điều quy định này được viết theo tinh thần của Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế, và Công ước dân sự chính trị quốc tế, mà Việt Nam là thành viên và đã tham gia ký kết Công ước: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt mọi thông, ý kiến không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên truyền bằng miệng, bằng bản viết , in hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào tùy theo sự lựa chọn của họ.”
|
Ông Nguyễn Đăng Dung. Ảnh: Hoàng Hường |
Công khai tối đa, bí mật ngoại lệ
Ông cũng đề cập đến trách nhiệm của người cung cấp thông tin, cụ thể trách nhiệm này nên được thực hiện như thế nào? Ở những cấp độ nào?
Đã gọi là quyền con người thì phải được thực hiện, duy trì ở tất cả mọi cấp độ, thời điểm, thời gian, khi thể nhân đó là người được hưởng quyền tiếp cận thông tin. Con người phải sống cho xã hội, và cần xã hội, cần Nhà nước bảo vệ những quyền đó của người ta.
Nhà nước được thành lập là một bộ máy thoát ly khỏi sản suất, được cung cấp bởi các thuế mà người dân đóng góp vào. Một khi Hiến pháp, luật pháp đã ghi nhận quyền con người, thì Nhà nước luôn luôn kèm theo 3 trách nhiệm: tôn trọng – không vi phạm trong mọi trường hợp; bảo vệ - khi quyền đó bị vi phạm nhà nước phải đứng ra bảo vệ; thúc đẩy – tạo điều kiện có thể quyền đó được thực hiện tốt hơn.
Công khai tối đa, bí mật ngoại lệ ta nên được hiểu thế nào?
Tiếp cận thông tin không giản đơn là đến gần, như ngữ nghĩa trong tiếng Việt thông dụng, mà phải được hiểu ở ngữ nghĩa pháp lý là khai thác, khám phá, mở để người ta tiếp xúc khai thác mà không phải xin xỏ gì cả.
Quyền tiếp cận thông tin này có ở mọi nơi, mọi chỗ một khi thông tin có liên quan đến việc bảo vệ quyền con người. Nhưng trước hết luật này nhắm vào các cơ quan nhà nước.
Với doanh nghiệp cung cấp hàng hóa ra thị trường, thì thông tin phụ thuộc vào thị trường, và nhất là cam kết hợp đồng với doanh nghiệp. Với Nhà nước việc hợp đồng giữa nhà nước và các cá nhân về nguyên tắc không được xác lập một cách rõ ràng.
Người ta hay phân tích một cách lý tưởng rằng Hiến pháp là bản hợp đồng giữa nhà nước với nhân dân. Nhưng đó cũng chỉ là lý tưởng, không có một Hợp đồng nào như vậy trên thực tế.
Ngay từ đầu anh hưởng lương từ sự đóng thuế của người dân để anh làm việc. Sản phẩm của anh làm ra là tư liệu chứa những thông tin, những chính sách, những luật pháp… Về nguyên tắc những thông tin đấy là của tất cả mọi người, là tài sản như cái bàn, cái ghế, nhà xưởng, đất đai... Đó là tài sản của nhân dân.
Các cá nhân có quyền sử dụng tài sản đó để làm lợi cho mình, để bảo vệ quyền của mình mỗi khi cần thiết. Vì vậy khi cá nhân cần thì các cơ quan nhà nước phải cung cấp.
Bên cạnh đó, quyền thông tin có giới hạn gọi là ‘tiếp cận hạn chế’. Giới hạn đó phụ thuộc vào an ninh quốc gia, bí mật đời tư và bí mật thương mại.
Nói một cách khác cung cấp thông tin là nguyên tắc chung, bí mật không cung cấp là ngoại lệ. Nếu anh giữ thông tin thì anh phải chứng minh được tại sao anh cần phải giữ và phải có văn bản nói rõ.
Nợ công là bí mật quốc gia
Gần đây nhất là ngân hàng ADB và Ngân hàng Thế giới cảnh báo mức nợ công của Việt Nam rất cao, chuyện 3 lãnh đạo ngân hàng rút 18 nghìn tỷ chi tiêu cá nhân, các dự án nghìn tỷ… Đó một thông tin liên quan đến mật thiết đến từng người dân. Chúng ta đã vay thế nào, tiêu thế nào có phải là bí mật quốc gia không, có được quyền mở rộng tiếp cận hay không?
Vấn đề nợ quốc gia thì theo pháp luật quy định của Việt Nam cũng như nhiều nước nó thuộc vào bí mật quốc gia.
Nhưng rõ ràng ở đây mỗi chúng tôi đều bị liên đới trách nhiệm và quyền lợi, vì ai, do đâu mà tôi bị nợ, tôi phải được biết chứ?
Có nước công khai, nhưng số nước công khai rất là ít, còn lại đa phần người ta vẫn giữ bí mật.
Bộ Tư pháp có cân nhắc tới những vấn đề này để làm Luật có hiệu quả hơn không?
Trong chuẩn mực nào đấy Nhà nước của dân, do dân, vì dân cũng hiểu ra vấn đề đó, nhưng bên cạnh vấn đề thông tin thì động thái giữ bí mật đã trở thành một nếp nghĩ, cách làm của mọi nhà nước.
Sự cân nhắc này cũng là một trong những lý do dự thảo luật tiếp cận thông đã được soạn thảo ngay từ nhiệm kỳ của Quốc Hội khóa trước, bị dừng lại và nay đang triển khai với góc chiếu quyền con người của tinh thần Hiến pháp năm 2013.
Khi soạn thảo với tư cách là cơ quan chủ trì cho việc soạn thảo Bộ Tư pháp rát lo lắng cho việc hiệu quả thực thi của luật, cho nên Điều 31 của dự thảo quy định hiệu lực thi hành chậm tới hơn 2 năm 1-7- 2018, mặc dù theo kết hoạch dự luật có thể được Quốc hội thông qua vào giữa đầu tháng 6 năm 2016, với mục tạo các điều kiện cơ sở vật chất cũng như tinh thần thực thi luật.
Theo VNN