Nỗi lo cơm áo
Trước trận đấu với Sài Gòn tại Cúp quốc gia, hàng loạt cầu thủ của CLB TP.HCM không tập luyện và đội trường Sầm Ngọc Đức chia sẻ trên trang cá nhân:
“Thấu cảm sâu sắc với sự khó khăn của CLB, ở mùa giải 2021, anh em cầu thủ chúng tôi đã đồng cam cộng khổ với đội bóng bằng nhiều hình thức:
1. Không kêu ca, phàn nàn khi bị chậm lương 3 tháng liên tiếp.
2. Chỉ nhận 50% lương trong thời gian nghỉ dịch thay vì nhận 70% đúng như theo hợp đồng.
3. Chấp nhận chia sẻ 50% phí lót tay còn lại.
CLB TP.HCM tuyến bố sẽ thẳng tay thanh lý các cầu thủ lãn công. Ảnh CLB |
Đặc biệt, anh em chúng tôi luôn cố gắng tập luyện để giữ gìn phong độ và vẫn kiên nhẫn chờ đợi, mong cho đội bóng giải quyết được những khó khăn về mặt tài chính, nhanh chóng lấy lại sự ổn định để tiếp tục đảm bảo đời sống kinh tế, đời sống tinh thần cho cầu thủ.
Cũng xin nhấn mạnh rằng, mối quan hệ giữa CLB và cầu thủ là mối quan hệ được ràng buộc bởi hợp đồng lao động, trong đó có những quy định rất rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ mà mỗi bên phải thực hiện. Trong đó, có điều khoản về việc CLB phải chi trả phí lót tay.
Tuy nhiên, các điều khoản được quy định trong hợp đồng đang có dấu hiệu bị vi phạm khi CLB đang không thực hiện đúng những gì đã cam kết trong văn bản giấy trắng mực đen, có chữ ký của các bên”.
Với việc 11 cầu thủ lãn công, CLB TP.HCM chỉ đăng ký 17 cầu thủ thi đấu và đã bị cầm hòa 1-1. Ảnh VFF |
Vĩ thanh
Với việc 11 cầu thủ lãn công, CLB TP.HCM chỉ đăng ký 17 cầu thủ thi đấu và đã bị cầm hòa 1-1 để rồi sau đó thua đội bóng cùng thành phố trên chấm penalty. Cầu thủ ghi bàn gỡ hòa cho CLB TP.HCM là Hồ Tuấn Tài, người “quay xe” thi đấu vào giờ cuối.
Luật sư của nhóm cầu thủ và lãnh đạo CLB TP.HCM đã có lịch làm việc với nhau. Nhưng tình trạng nợ lương, thưởng của Than Quảng Ninh, Nam Định và giờ đây là CLB TP.HCM đã và đang ảnh hưởng đến bóng đá Việt Nam. Đã đến lúc cần có Hiệp hội cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp để bảo vệ quyền lợi cho cầu thủ bởi cứ để tình trạng như thế này xảy ra thì CLB, cầu thủ đều bị thiệt.