- Thưa ông, ông từng nói, mong muốn của ông là làm sao để có cơ cấu của một QH trong đó có đại diện của nhân dân nhiều hơn, đại diện thật sự hơn. Tuy nhiên hiện nay, việc bầu cửĐBQHchủ yếu là Đảng cử ra xong dân bầu dẫn đến ứng cử viên tự ứng cử rất yếu thế?
Ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệmVăn phòng Quốc hội: Theo quy định của Luật bầu cử QH và HĐND thì trên TW cóHội đồng bầu cửQuốc gia còn ở dưới có cácỦy ban bầu cử. Ngoài ra, còn có các hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, thứ hai, thứ ba. Tuy nhiên, hiện nay người ta giao quyền cho hội nghị hiệp thương lớn quá. Người ta đã nói rất nhiều về điều này.
Khi xây dựng Luật bầu cử QH, HĐND người ta đã yêu cầu có một quy định khác khách quan hơn. Ví dụ như người ta đòi hỏi quyền bầu cử, quyền ứng cử, điều này đã được Hiến pháp quy định là quyền đương nhiên thực hiện được nhưng lại giao lại cho một cơ quan nhiều quyền quá, hội nghị hiệp thương của mặt trận, của hội đồng bầu cử và Thường vụ QH lớn quyền quá.
Ở dưới địa phương cũng thế. Họ lại chọn lọc trước, tôi từng dự rồi, những căn cứ đưa ra rất cảm tính, không đầy đủ. Đúng ra người ta đòi hỏi anh có bao nhiêu chữ ký, hoặc những quy định ngặt nghèo hơn, nếu anh ra ứng cử không đủ 5% số phiếu thì phải đền.
Ở các nước ngoài, nếu anh ra ứng cử không đủ 5% số phiếu thì cuộc bầu cử đó tốn mấy trăm triệu anh phải đền. Còn nếu anh đạt 5% số phiếu của cử tri trở lên thì không vấn đề gì. Do đó, người tự ứng cử phải có sự lựa chọn cho hợp lý. Còn ở đây lấy ý kiến nơi cư trú, nơi làm việc.
Việc lấy ý kiến ở nơi cư trú người ta nói nhiều lắm, có khi không phải cử tri ở nơi cư trú mà cử tri ở đâu đó. Cũng có cử tri ở nơi cư trú được đánh giá tốt nhưng đến hội nghị hiệp thương thì họ gạch ra với lý do không rõ ràng. Vì vậy, từ gốc của điều luật như vậy cho nên người ta nghi ngại quyền ứng cử và quyền hiến định không thực hiện đúng theo quy định của Hiến pháp.
Tôi nhìn trong quy trình thì hiệp thương lần thứ hai mới xuất hiện người tự ứng cử, tuy nhiên còn mấy ngày nữa đến lần hiệp thương thứ 3 anh tự ứng cử đi ra lúc nào không biết. (Cười to). Đang có chuyện như thế, tuy nhiên nó còn ràng buộc nhiều thứ khác, ví dụ như Đảng viên có khi phải được sự đồng ý của chi bộ, Đảng bộ gì đó làm cho quyền hiến định của một công dân bị quyền khác cản trở. Rõ ràng, quy định của Hiến pháp có hiệu lực thấp.
Trở lại vấn đề, muốn đổi mới hoạt động của QH thì phải đổi mới đầu vào, đổi mới cơ cấu thì mới khởi sắc được. Tôi hy vọng có 5% ĐBQH phát biểu độc lập, người ta thường nói rằng, “nói phải củ cải cũng phải nghe”. 5% hoặc 10% đó không làm thay đổi bất cứ hoạt động nào của QH cả, bởi QH có tỷ lệ áp đảo bỏ phiếu.
Cũng có ý kiến cho rằng những anh này hay phát biểu tự do lắm nhưng nếu anh nói đại thì mất uy tín, tự nhiên phải tắt lửa. Tuy nhiên, ngược lại nếu anh khoác ra mặt tiêu cực, chống tham nhũng này nọ thì đó là vấn đề hấp dẫn. Nếu muốn chống tham nhũng thì phải cho những người này vào để họ chống tham nhũng cho xem.
- Vậy theo ông phải đổi mới đầu vào của QH như thế nào?
Đổi mới đầu vào là phải tạo điều kiện cho những người không nằm trong cơ cấu thành phần được ứng cử, giới thiệu ứng cử thì những người đó có cửa để ứng cử vào.
Bây giờ cơ cấu thành phần, số lượng, người của tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, Đảng, Nhà nước… được giới thiệu ứng cử, đâu có thấy chỗ nào cho người tự ứng cử đâu?
- Theo ông thì hiện nay các hội nghị Hiệp thương thường đánh giá người tự ứng cử rất cảm tính, vậy phải có tiêu chí thế nào?
(Cười)... Thực sự việc tạo điều kiện của mình cho người tự ứng cử “cửa rất hẹp”, có người còn nói là không thật cho nên những người tự ra ứng cử có người nói rằng là những người uy tín không ra gì cho nên thất cử là đúng.
Còn những người thật sự tâm huyết ra ứng cử, họ nghĩ rằng họ ra chưa chắc gì đã được đưa vào danh sách chính thức. Hoặc họ ra chưa chắc đã trúng cho nên họ không đem cái uy tín chính trị của họ để đánh đổi việc như thế. Vì thế những người ứng cử này trong những năm đầu tiên rất sôi nổi nhưng sau này một số người ứng cử chủ yếu là những người có uy tín rất thấp, trình độ yếu kém, trở thành trò cười.
Tôi nhớ năm tôi còn làm việc, tôi cũng xin ra ứng cử theo nguyện vọng nhưng không được. Mình là Đảng viên, cán bộ nhà nước người ta còn ngại, huống gì những người khác người ta còn ngại hơn.
Đó là câu chuyện, cho nên khi người ta đặt vấn đề “không thật” thì tự nhiên người thật lòng họ không muốn tham gia. Bây giờ tôi thấy trên mạng hô hào tự ứng cử, hiện cũng được mười mấy người nhưng chưa ứng cử đã nói mình sẽ thất cử rồi (cười).
Hay người ta cũng hô hào nên tạo điều kiện cho Việt kiều ứng cử nhưng tôi đọc trong luật không có chỗ nào quy định cho Việt kiều ứng cử cả. Như vậy, nếu Việt kiều cứ nộp đơn ứng cử không biết sẽ như thế nào?
- Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!
TheoInfonet