|
(ảnh minh họa: ZDNet) |
Có nhiều cách mà các ứng dụng có thể gây ảnh hưởng đến điện thoại của bạn mà bạn không biết. Chúng có thể chạy các quảng cáo ngầm để kiếm tiền khiến cho điện thoại của bạn bị giật lag và hao pin. Chúng cũng có thể tự động gửi đi các tin nhắn khiến bạn bị tính phí. Thậm chí một số ứng dụng sẽ biến mất khi bạn cài đặt, chúng không tạo ra biểu tượng trong ngăn kéo ứng dụng, việc gỡ cài đặt chúng trở nên phức tạp hơn.
Vừa qua, công ty bảo mật Sophos đã phát hiện ra một số ứng dụng có chiêu trò kiếm tiền kiểu mới. Điều đáng sợ là các ứng dụng này không chứa phần mềm độc hại hoặc bất kỳ loại mã độc nào. Những ứng dụng này thậm chí sẽ không gây hại cho điện thoại của bạn nếu bạn cài đặt chúng. Thay vào đó, chúng sẽ bắt người dùng trả một số tiền rất lớn, rất phi lý cho các tiện ích thông thường như la bàn, máy tính, quét mã QR.
Các ứng dụng này tính phí người dùng như thế nào?
Dưới đây là cách các ứng dụng lừa đảo này hoạt động. Người dùng Android có thể cài đặt và sử dụng các ứng dụng này miễn phí, nhưng chỉ trong thời gian dùng thử (thường là 3 ngày). Khi cài đặt, ứng dụng này đòi hỏi người dùng phải điền các thông tin thanh toán. Khi hết thời gian dùng thử, nếu người dùng quên không hủy dịch vụ thì dù cho anh ta có gỡ cài đặt ứng dụng, anh ta vẫn phải trả một khoản tiền rất lớn, rất phi lý. Chẳng hạn ứng dụng Professional Gif Maker dưới đây tính phí người dùng lên tới 240 USD khi hết thời gian dùng thử. Nếu bạn gỡ cài đặt ứng dụng trước khi bấm nút Hủy, thì bạn vẫn phải trả số tiền rất phi lý này.
Trước khi cài đặt một ứng dụng, bạn hãy để ý đến phần bình luận của người dùng. Đối với các ứng dụng gian lận nói trên, bạn có thể thấy rấy nhiều bình luận than phiền. Một bình luận nói rằng Google sẽ không hoàn trả cho người dùng Android bị lừa như đã đề cập ở trên.
Hãng bảo mật Sophos đã gửi cho Google danh sách 15 ứng dụng kiếm tiền kiểu lừa đảo nói trên. Google đã xóa 14/15 ứng dụng, nhưng Sophos lại tìm thấy một số tựa game với số lượng cài đặt cao hơn cả 15 ứng dụng nêu trên.
“Trong nhiều phần bình luận, người dùng đã phàn nàn rằng họ bị tính phí rất cao sau thời gian dùng thử. Chẳng hạn một ứng dụng quét mã QR, nhà phát triển tính phí 104,99 euro sau thời gian dùng thử 3 ngày. Một ứng dụng có tên Professional Gif Maker tính phí 214,99 euro sau thời gian dùng thử. Chúng tôi chưa từng thấy ứng dụng nào được bán với mức giá như thế này trước đây” – hãng bảo mật Sophos. |
Làm thế nào để tránh mất tiền oan?
|
Ứng dụng này bắt người dùng phải trả 214,99 euro/tháng sau thoài gian dùng thử
|
Để tránh bị mất tiền oan, trước khi cài đặt một ứng dụng, bạn hãy chịu khó đọc phần bình luận. Bạn sẽ tìm thấy bài viết của những người bị lừa gạt. Ngoài ra hãy đặt lời nhắc trên điện thoại của bạn để hủy dịch vụ trước khi thời hạn dùng thử kết thúc. Không bao giờ xóa ứng dụng mà không hủy dịch vụ trước.