Người dân TP.HCM đi chợ, siêu thị khai báo y tế điện tử thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Trong đợt chống dịch quyết liệt lần này, TP.HCM yêu cầu triển khai hệ thống khai báo y tế điện tử tại toàn bộ các chợ truyền thống, siêu thị.
Người dân TP.HCM khai báo y tế điện tử khi đi chợ (Ảnh: LĐ)
Người dân TP.HCM khai báo y tế điện tử khi đi chợ (Ảnh: LĐ)

Hiện nay, trên toàn địa bàn TP.HCM, hình thức chợ tự phát đã được dẹp tạm thời. Nhưng nguy cơ lây nhiễm từ chợ truyền thống, cửa hàng tiện lợi vẫn là rất lớn. Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó Giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM cho hay, TP yêu cầu chính quyền địa phương tuyên truyền đến các chợ truyền thống, siêu thị, cửa hàng tiện lợi phải áp dụng hệ thống khai báo y tế điện tử (KBĐT) của TP để đảm bảo ghi nhận thông tin người dân lui tới giao dịch.

Bà Võ Thị Trung Trinh cho hay, Sở Thông tin vàTruyền thông là đơn vị chủ trì hệ thống, cơ sở pháp lý để TP triển khai hệ thống KBĐT là theo yêu cầu của Bộ Y tế và nay thực hiện nhân rộng. Tại TP.HCM, phần mềm KBĐT của Bộ Y tế và của Sở Y tế đã được triển khai hơn một năm qua tại các bệnh viện, công sở cả nước, phát huy hiệu quả tốt trong việc truy vết, khoanh vùng dịch bệnh.

Với hệ thống này, khi thực hiện khai báo trong ngày người dân đi đến các địa điểm như công sở, bệnh viện, siêu thị, chợ thì bắt buộc phải đăng ký và hệ thống sẽ lưu lại lịch trình di chuyển của từng người.

Bà Trinh nói về việc KBĐT do Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tổ chức. Ảnh: Thái An

Bà Trinh nói về việc KBĐT do Sở Thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tổ chức. Ảnh: Thái An

Hệ thống này của TP.HCM đồng bộ, tích hợp dữ liệu với hệ thống KBĐT của Bộ Y tế (vẫn đang được các cơ sở triển khai) thành kho dữ liệu lớn. Hệ thống của TP sẽ cập nhật tức thời những yếu tố dịch tễ tại TP. Người dân chỉ cần khai báo trên một hệ thống thì dữ liệu sẽ tích hợp đầy đủ trên cả hai hệ thống. Cách làm này giúp thông tin về khu vực bị phong tỏa ở TP, thông tin về ca F0, F1, yếu tố dịch tễ... tại TP sẽ được hệ thống TP ghi nhận, cập nhật cho cả hai hệ thống.

Từ thông tin đó, đối chiếu lịch sử đăng ký của người dân, cơ quan chức năng sẽ xác định nguy cơ lây nhiễm để có biện pháp truy vết, sàng lọc hiệu quả. Về phía người dân, hệ thống này sẽ giúp họ không cần phải nhớ (nhiều khi không chính xác) lịch trình di chuyển nếu rơi vào tình huống trở thành F0, F1.

Bà Trinh cho biết hệ thống này đã được triển khai tại quận Gò Vấp vừa qua và nhờ đó phát hiện được các ca F0, F1. Hoặc hệ thống này cũng giúp các doanh nghiệp trong các khu chế xuất, khu công nghiệp khu biệt, khoanh vùng đến từng băng chuyền, phân xưởng có ca F0, F1 để phong tỏa chính xác đối tượng dựa trên lịch sử đăng ký.

Thẻ đi chợ có mã QR đượcBan quản lý chợ Bình Thới (quận 11, TP.HCM) phát cho người dân để tiện khai báo y tế - Ảnh: LĐ

Thẻ đi chợ có mã QR đượcBan quản lý chợ Bình Thới (quận 11, TP.HCM) phát cho người dân để tiện khai báo y tế - Ảnh: LĐ

BQL chợ Nguyễn Tri Phương yêu cầu người dân cài đặt Bluzone và khai báo y tế trước khi vào chợ - Ảnh: LĐ

BQL chợ Nguyễn Tri Phương yêu cầu người dân cài đặt Bluzone và khai báo y tế trước khi vào chợ - Ảnh: LĐ

Điểm kiểm tra khai báo y tế chợ Bình Quới - Ảnh: Nhật Thịnh
Điểm kiểm tra khai báo y tế chợ Bình Quới - Ảnh: Nhật Thịnh

Sở Thông tin và Truyền thông cũng đã cấp các mã QR cho các tổ chức (công sở, bệnh viện, khu chế xuất, khu công nghiệp…) và yêu cầu thực hiện KBĐT. Tại các tổ chức này phải bố trí lực lượng kiểm soát việc đăng ký và hỗ trợ người dân KBĐT khi người dân không có điều kiện tự KBĐT.

Người dân chỉ cần khai báo lần đầu, sau đó hệ thống sẽ tự động cập nhật thông tin. Tại TP.HCM hiện nay hầu hết các chợ, siêu thị đều đã ứng dụng CNTT trong khai báo y tế để dễ dàng truy vết người dân đến mua sắm.

“Sắp tới, khi TP kiểm soát dịch bệnh tốt hơn, các loại hình kinh doanh, dịch vụ sẽ được mở trở lại thì chúng tôi vẫn yêu cầu thực hiện KBĐT và duy trì hệ thống này” - Bà Trinh nói.