Thế nhưng, lượng phương tiện vận chuyển vải đi các tỉnh đã vượt quá khả năng của quốc lộ 31. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tình trạng ùn tắc kéo dài diễn ra tại nhiều điểm tập trung thu mua của huyện Lục Ngạn như thị trấn Chũ, ngã ba Kép... (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Nguyên nhân ùn ứ do nhiều đại lý tổ chức thu mua vải tập thể, các xe chở vải liên tục vào ra dẫn đến ách tắc vào chiều ngày 20/6. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giá vải ở Lục Ngạn năm nay dao động khoảng 15 – 20 ngàn đồng/kg. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xe tải, container từ khắp các tỉnh đổ về đây thu mua vải, trong đó đa phần từ các tỉnh miền trong như Bình Định, Phú Yên, Quảng Nam... Một lượng lớn vải được xuất đi Trung Quốc. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thương nhân Trung Quốc đến mùa vải đã trực tiếp có mặt ở đây để thu mua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Có trường hợp, lợi dụng tình trạng ùn tắc, nhiều thương nhân đã ép giá vải xuống mức thấp nhất. Thậm chí có ngày chỉ còn 7-8.000 đồng/kg. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cô Nguyễn Thị Tình, một nông dân trồng vải cho biết, thương lái có nhiều ‘chiêu trò’ để ép giá vải xuống, một trong số đó chính là điều những xe trọng tải lớn để gây tắc đường, ép giá thu mua. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Giờ cao điểm, ngay cả xe máy cũng phải đứng chôn chân hàng tiếng đồng hồ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Một xe máy chở mỗi lần gần 2 tạ vải thế nên tình trạng đổ, dập nát vải xảy ra thường xuyên. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Các bạn sinh viên tình nguyện hỗ trợ sắp xếp lại vải cho người nông dân. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Người thanh niên này dù đã bán được vải nhưng cũng phải lắc đầu ngao ngán vì không thể lách khỏi đây. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo VietNam+