Nga – Trung “cậy” vàng để “né đòn” của Mỹ

VietTimes -- Những động thái tích cực của Nga và Trung Quốc trên thị trường vàng thế giới đang đẩy kim loại quý này tăng giá và cũng cồng đồng thời làm lung lay vị thế thống trị bấy lâu nay của đồng USD.
Nga – Trung “cậy” vàng để “né đòn” của Mỹ

Tạp chí Die Welt của Đức viết, trong bối cảnh xuất hiện nhiều hoài nghi về hệ thống tài chính phương Tây, thì những bước đi của Moscow và Bắc Kinh đang đe dọa cướp đi của Washington “cây gậy áp lực” quan trọng nhất.

Theo đó, vào lúc tình hình kinh tế không ổn định như hiện nay, vàng đang nổi lên như là một kênh trú ẩn an toàn.

Kim loại này có giá trị trên toàn thế giới và tổng trữ lượng không thể tăng bằng các biện nhân tạo, như mà cách người ta vẫn tin tiền.

Vàng miễn nhiễm những biến động thất thường trên thị trường tài chính, trở thành một lá chắn tin cậy trước các tác động khủng hoảng, — tạp chí của Đức đánh giá.

Trong điều kiện bị áp đặt trừng phạt và giá dầu giảm, Nga dứt khoát phải thoát khỏi sự phụ thuộc vào đồng đôla.

Tổng thống Vladimir Putin đã lần lượt thực hiện những bước đi cần thiết để thực hiện lộ trình này. Theo đó, dự trữ vàng của Nga đã tăng khoảng 4 lần, kể từ năm 2005. Và chỉ tính riêng năm ngoái đã tăng tới hơn 200 tấn,—tác giả bài báo dẫn chứng.

Tích cực mua vàng hơn Nga chỉ có Trung Quốc. Năm ngoái, dự trữ vàng nước này đã tăng 62% và đạt gần 1.600 tấn.

Như vậy, vàng trở thành một vũ khí tài chính có khả năng làm suy yếu sức mạnh của Mỹ và châu Âu. Tuy nhiên, những hành động như vậy không làm Washington ngạc nhiên; họ dùng đồng USD để gây sức ép với Nga,— Die Welt nhấn mạnh.

Hoạt động tích cực của Nga trên thị trường vàng đã đẩy giá kim loại quý lên mức đỉnh cao nhất kể từ năm 2012.

Trước bối cảnh nợ của các nước phương Tây vẫn không ngừng gia tăng trong khi hệ thống tài chính do Hoa Kỳ chi phối ngày càng bất ổn định, nhiều quốc gia có nhu cầu tìm kiếm sự đảm bảo đáng tin cậy hơn đồng đôla.

Còn đối với Moscow và Bắc Kinh, việc tăng lượng dự trữ vàng trở thành ý nghĩa chiến lược vì tính độc lập không phụ thuộc ngoại hối sẽ cho phép họ ảnh hưởng mạnh tới cán cân trong nền kinh tế toàn cầu,— tác giả bài viết trên Die Welt kết luận.

D.N (Theo Die Welt/Spunik)