Nga trình làng hàng loạt vũ khí mới năm 2015

Siêu tăng thế hệ mới Т-14 Armata được giới thiệu tại cuộc duyệt binh Chiến thắng năm 2015 cùng với các xe thiết giáp khác sử dụng chung khung gầm vạn năng hạng nặng Armata. Bên cạnh đó còn có Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25, Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV, tên lửa liên lục địa Sarmat...
Siêu tăng Armata của Nga
Siêu tăng Armata của Nga

1. Khung gầm Armata

Siêu tăng thế hệ mới Т-14 Armata được giới thiệu tại cuộc duyệt binh Chiến thắng năm 2015 cùng với các xe thiết giáp khác sử dụng chung khung gầm vạn năng hạng nặng Armata. Còn những người thiếu kiên nhẫn và tò mò nhất đã có thể nhìn thấy nó trong mấy lần diễn tập duyệt binh ngay trên các đường phố Moskva.

Trong năm qua, những xe thiết giáp này của Nga đã trở thành một tin giật gân thế giới, còn các tính năng chung của chúng thì ngay cả những người không phải là chuyên gia cũng thuộc lòng. Tháp xe không người, hệ thống phòng vệ chủ động chống tất cả các loại đạn chống tăng, kíp xe ngồi vai kề vai trong cáp-xun bảo vệ siêu kiên cố - đó là những đặc điểm khác biệt của xe tăng mới.

Xe tăng Т-14 Armata
Xe tăng Т-14 Armata

Xe tăng chủ lực Т-14 Armata sẽ thay thế các loại xe tăng Nga Т-72 và Т-90 vốn là các xe tăng chủ lực thế hệ 3 nhiều lần được hiện đại hóa và được quân đội các nước sử dụng tích cực.


Xe chiến đấu bộ binh Т-15 Armata
Xe chiến đấu bộ binh Т-15 Armata

Khung gầm bánh xích vạn năng hạng nặng Armata dự kiến được sử dụng để tạo ra các cấu hình xe bọc thép cần thiết và cho phép thiết kế chúng linh hoạt cho các điều kiện đặt ra. Dựa trên Armata, có thể chế tạo các xe chỉ huy-tham mưu, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép phòng không, pháo tự hành...

2. Pháo tự hành 2S35 Koalitsiya-SV

2S35 Koalitsiya-SV là lựu pháo tự hành 152 mm cấp lữ đoàn, do Viện nghiên cứu trung ương Burevestnik phát triển. 2S35 dùng để tiêu diệt các phương tiện vũ khí hạt nhân chiến thuật, các khẩu đội pháo/cối, xe tăng, xe bọc thép, phương tiện chống tăng, phòng không và phòng thủ tên lửa, sở chỉ huy, cũng như phá hủy các công trình phòng ngự dã chiến và ngăn chặn đối phương cơ động lực lượng dự bị trong chiều sâu phòng ngự của đối phương.

Ngày 9/5/2015, lựu pháo tự hành mới 2S35 Koalitsiya-SV đã được giới thiệu chính thức lần đầu tiên tại cuộc duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.

2S35 Koalitsiya-SV
2S35 Koalitsiya-SV

 Thuật ngữ “chính xác nhất thế giới” trong trường hợp với 2S35 Koalitsiya-SV là đúng 100%.

3. Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25

Kurganets-25 là khung gầm xích hạng trung tiên tiến, do Tập đoàn “Các nhà máy máy kéo” (Traktornye zavody) phát triển, cùng với sự tham gia của nhiều xí nghiệp khác. Khung gầm được thiết kế theo nguyên lý module, cho phép đơn giản hóa và đẩy nhanh việc sản xuất và sửa chữa xe thiết giáp sử dụng khung gầm này. Dự kiến, bắt đầu sản xuất loạt từ năm 2016.

 
Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25
Xe chiến đấu bộ binh Kurganets-25

Kurganets-25 là khung gầm xích vạn năng, dự kiến được sử dụng để chế tạo xe chiến đấu bộ binh (ký hiệu của Tổng cục Ô tô-tăng thiết giáp (GBTU) thuộc Bộ Quốc phòng Nga là Objekt 695), xe chiến đấu đổ bộ, xe bọc thép chở quân (ký hiệu của GBTU là Objekt 693) và pháo chống tăng tự hành 125 mm. Dùng để thay thế các xe chiến đấu bộ binh hiện có trong quân đội Nga.

Khoang động cơ-truyền động của khung gầm này được bố trí ở phần trước của thân và được đẩy lệch sang phải để cải thiện cấu tạo của xe. Lính đổ bộ sử dụng cửa đuôi để lên xuống. Xe sẽ có trọng lượng khoảng 25 t. Giáp thụ động sẽ được tăng cường bằng hệ thống phòng vệ tích cực trên tháp xe. Cơ số đạn và vũ khí được cách ly khỏi lực lượng đổ bộ và kíp xe. 

Kíp xe gồm 3 người, khoang chở quân thiết kế cho 8 người. Tốc độ tối đa 80 km/h trên đường nhựa và 10 km/h khi bơi nước.

Công suất động cơ 800 mã lực. Khung gầm xe chiến đấu đổ bộ và xe chiến đấu bộ binh được trang bị module chiến đấu vạn năng điều khiển từ xa Epokha lắp pháo tự động 30 mm 2А42 sử dụng nhiều loại đạn (cơ số đạn 500 viên), súng máy 7,62 mm PKTM (cơ số đạn 2.000 viên), 2 bệ phóng kép tên lửa chống tăng Kornet.

Việc quay module chiến đấu do các động cơ điện điều khiển bằng máy tính thực hiện. Module chiến đấu có thể điều khiển bởi pháo thủ và trưởng xe. Nhờ robot hóa, module có khả năng theo dõi mục tiêu và độc lập bắn mục tiêu cho đến khi tiêu diệt được nó, người vận hành chỉ cần chỉ ra mục tiêu, sau đó, máy tính sẽ tự tiến hành theo dõi.

4. Khung gầm chiến đấu chuẩn hóa Bumerang

Khung gầm chiến đấu chuẩn hóa Bumerang là khung gầm bánh lốp hạng trung, do Công ty Công nghiệp quốc phòng (VPK) phát triển. Lần đầu tiên, xe được giới thiệu kín ở triển lãm vũ khí Russia Arms EXPO năm 2013. Công chúng công khai được nhìn thấy nó khi diễn tập duyệt binh Chiến thắng năm 2015 giống như nhiều vũ khí trang bị mới của Nga của năm qua. Các xe sản xuất loạt đầu tiên sẽ được chuyển giao cho quân đội Nga từ năm 2016.

Dựa trên khung gầm Bumerang, dự định chế tạo xe bọc thép chở quân, xe chiến đấu bộ binh bánh lốp, xe chiến đấu trang bị vũ khí nặng... Các xe chế tạo trên khung gầm Bumerang sẽ được trang bị cho các lữ đoàn hạng trung của Lục quân Nga.

 
Khung gầm VPK-7829 Bumerang
Khung gầm VPK-7829 Bumerang

Xe bọc thép chở quân dùng khung gầm Bumerang dùng để vận chuyển và chi viện hỏa lực cho tiểu đội bộ binh cơ giới, có thể độc lập vượt qua chướng ngại nước.

Động cơ sẽ được bố trí ở phần đầu xe, nên cho phép lực lượng đổ bộ lên xuống xe qua cửa đuôi. Khung gầm có thể được trang bị module chiến đấu điều khiển từ xa tùy thuộc vào chủng loại xe.

5. Súng trường tiến công AK-12, AEK-971 và súng ngắn PL-14

Bộ Quốc phòng Nga chuẩn bị lựa chọn súng trường tiến công cho bộ trang bị chiến đấu cá nhân người lính Ratnik. Quân đội Nga sẽ lựa chọn giữa AK-12 và AEK-971 căn cứ vào kết quả sử dụng thử chúng trong năm 2016.

Tham gia cuộc thi chọn hệ thống súng bộ binh tương lai cho bộ trang bị Ratnik có vẻn vẹn 2 súng trường tiến công là: AK-12 và AEK-971.

AK-12 của Tập đoàn Kalashnikov (nằm trong Tổng công ty nhà nước Rostec) cùng với AEK-971 của Nhà máy mang tên Degtyarev ở Kovrov tham gia cuộc thi chọn súng bộ binh tương lai cho bộ trang bị Ratnik.

AEK-971
AEK-971

Đặc điểm của súng AEK-971 là cơ cấu máy tự động được cân bằng. Khi bắn, nòng súng hết lên trên và sang bên khỏi đường ngắm, ảnh hưởng xấu đến độ chính xác và độ chụm khi bắn loạt ngắn. Vì thế, AEK-971 sử dụng sơ đồ dùng để cân bằng xung giật hậu nhờ chuyển động ngược chiều của cơ cấu cân bằng và thân khóa nòng.

AK-12
AK-12

Một số điểm mới thiết kế ở cả hai loại súng rất đáng chú ý. Ở AK-12 cuối cùng đã áp dụng ý tưởng giữ chậm khóa nòng, khi mà sau khi thay hộp tiếp đạn, không nhất thiết phải lên đạn lại cho súng mà chỉ cần dùng ngón tay bấm vào một cái chốt đặc biệt để đưa viên đạn từ hộp tiếp đạn vào buồng đạn và tiếp tục bắn.

Tuy nhiên, А-545 (biến thể của AEK-971, được chế tạo để tham gia cuộc thi) cũng có át chủ bài của mình. Các nhà thiết kế vũ khí ở Kovrov đã chế tạo ra súng sao cho khi bắn có 4 xung tác động lên súng thì cơ cấu máy tự động đặc biệt triệt tiêu được 3. Thiết kế này hiện nay cho phép đạt độ chụm vô song khi bắn loạt, điều này cực kỳ có lợi trong chiến đấu.

Súng ngắn Lebedev: PL-14

Hãng Kalashnikov trong khuôn khổ diễn đàn kỹ thật quân sự quốc tế Army-2015 đã lần đầu tiên giới thiệu mẫu chế thử súng ngắn mới cỡ 9х19 mm PL-14 (PL là chữ viết tắt tiếng Nga của cụm từ “súng ngắn Lebedev”).

Khái niệm của súng này được xây dựng cùng với các chuyên gia của các cơ quan sức mạnh Nga và các xạ thủ thể thao hàng đầu của Nga. Những người chế tạo PL-14 đặc biệt chú trọng tính công thái học, mỹ học và an toàn của súng.

Súng ngắn PL-14 (Súng ngắn Lebedev)
Súng ngắn PL-14 (Súng ngắn Lebedev)

Những khác biệt then chốt của PL-14 so với ác mẫu súng hiện đại đương thời là tính công thái học và sự cân bằng đáp ứng đầy đủ hơn cả các quan niệm hiện thời về cơ chế sinh học con người và kỹ thuật thực hiện phát bắn chính xác. Cũng cần đặc biệt lưu ý đến tính thẩm mỹ hiếm có của PL-14.

“Tính vạn năng của súng ngắn cho phép sử dụng nó không chỉ làm vũ khí chiến đấu cho quân đội và cảnh sát, mà cả làm súng ngắn thể thao cho các loại hình thi đấu khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng súng ngắn của các xạ thủ các đơn vị đặc nhiệm, chúng tôi dự định sản xuất các biến thể khác nhau với các thông số của cơ cấu cò-kim hỏa được thay đổi, cũng như sản xuất các biến thể cho phép sử dụng súng trong các cuộc thi đấu thể thao”, Tổng giám đốc hãng Kalashnikov, ông Aleksei Krivoruchko nói.

Trong thiết kế của PL-14 có tính đến các tham số quan trọng về kích thước-trọng lượng. Súng có độ dày nhỏ hiếm có so với các súng ngắn cùng loại: 28 mm ở khu vực báng súng và 21 mm ở phần đầu súng. Ngoài ra việc bố trí, sắp xếp các cơ quan điều khiển PL-14 ở cả hai bên súng cho phép điều khiển súng cả bằng tay phải lẫn tay trái, khiến nó trở nên tiện lợi khi mang súng, rút súng và bắn. Thiết kế của súng có tích hợp bộ gá đỡ Picatinny.

6. Tên lửa đường đạn xuyên lục địa Sarmat

Tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICB Sarmat là hệ thống tên lửa chiến lược thế hệ 5 bố trí trên mặt đất của Nga với tên lửa nhiên liệu lỏng, 2 tầng hạng nặng, khác với các hệ thống thế hệ 4 như R-36 ở chỗ có nhiều phương tiện đối phó với vũ khí chống tên lửa như hệ thống bảo vệ tích cực giếng phóng, đường bay dưới quỹ đạo, cũng như các đầu đạn cơ động siêu vượt âm, chính xác cao.

Các đầu đạn Yu-71 cũng cho phép lần đầu tiên sử dụng các ICBM của Liên Xô/Nga trong các cuộc chiến tranh cục bộ theo chiến lược “đòn tiến công toàn cầu” tiêu diệt các mục tiêu chiến lược bằng động năng của đầu đạn mà không sử dụng thiết bị nổ hạt nhân.

Khái niệm của hệ thống Sarmat không đơn thuần là trọng lượng của các đầu đạn mang phóng vốn có thể bị các phương tiện phòng thủ tên lửa tiêu diệt mà là đưa dù là số lượng đầu đạn ít hơn, nhưng theo các quỹ đạo và bằng các cách thức gây khó khăn rất lớn cho việc tiêu diệt chúng dù là bằng những hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến nhất.

Viện sĩ Solomonov đã chỉ trích kịch liệt các tên lửa hạng nặng nhiên liệu lỏng R-36М do có tải trọng đầu đạn lớn của ICBM nhiên liệu lỏng mà R-36М trở thành miếng mồi dễ dàng cho hệ thống phòng thủ tên lửa so với các tên lửa nhiên liểu ắn vốn cơ động hơn, có giai đoạn khởi tốc ngắn hơn nên có thể đánh lừa các vệ tinh trinh sát hồng ngoại, cũng như có khả năng sống sót cao hơn khi tên lửa có những hư hỏng.

Mặc dù Viện sĩ Solomonov bằng các luận điểm đó đã khiến người ta đóng lại, không tiếp tục dự án R-36М, nhưng cuối cùng, dự án Sarmat đã được thông qua với trọng tâm đặc biệt nhấn vào chức năng đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa nhờ hàng loạt công nghệ mới mà bản chất là sự kế thừa các khái niệm và hệ thống của Liên Xô đối phó với phòng thủ tên lửa.

Sarmat dùng để mang phóng 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có đương lượng nổ 750 kT. Sarmat là tên lửa 2 tầng, có trọng lượng 210 tấn, với khối tách cac đầu đạn. Các động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng của cả 2 tầng được “dìm” vào thùng nhiên liệu...

Theo VND