Vụ giết đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ có ý định chia rẽ Matxcơva và Ankara, nhưng hành vi tội ác này, ngược lại, thúc đẩy nhanh việc tái lập quan hệ giữa hai nước, Washington Post ghi nhận. Tuy nhiên, liên minh Nga-Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một bất ngờ đối với các nhà phân tích. Theo một cựu thành viên của Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ, hiện đang hợp tác với Quỹ bảo vệ Dân chủ Ike Erdemir, Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã có một thời gian dài chuẩn bị cho việc hợp tác chặt chẽ hơn.
"Erdogan tin rằng tại Trung Đông hành động có giá trị hơn lời nói, và ông nhận ra rằng không thể dựa vào Washington", chuyên gia Erdemir nhấn mạnh.
Cuộc gặp diễn ra tại Matxcơva sau khi rõ ràng rằng kế hoạch của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry về việc giải quyết triệt để tình hình Syria đã thất bại. Các lãnh đạo của "Bộ ba" đạt đến nhận thức chung rằng sự thay đổi chế độ ở Syria không thể là một ưu tiên cho tiến trình hòa bình. Theo tuyên bố chung giữa Matxcơva, Tehran và Ankara, phải dựa trên căn bản là tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đa nguyên chính trị của Syria, cũng như cuộc chiến chống khủng bố.
"Đây là một tuyên bố tuyệt vời. Nó trái ngược hẳn với những gì Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố từ năm 2011. Trong thực tế, điều này có nghĩa rằng Thổ Nhĩ Kỳ công nhận ông Assad", ông Erdemir nói.
Một trong những kết quả chính từ nhiệm kỳ của tổng thống Barack Obama là cảm giác nước Mỹ không còn là cường quốc thống trị thế giới. Trong những hiện thực mới hôm nay, có thể xem thường nước Mỹ, Bloomberg đánh giá.
Nga đang đi đầu trong xu thế mới: vào tuần qua các lãnh đạo Bộ Ngoại giao Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp nhau tại Mátxcơva để thảo luận kế hoạch về Syria. Mỹ đã không được mời tham dự cuộc họp này, Bloomberg lưu ý.
Sau cuộc họp, các Bộ trưởng đã thông qua tuyên bố cho biết các nước của họ sẵn sàng đóng vai trò người bảo đảm cho thỏa thuận giữa chính phủ Syria và phe đối lập. Tuyên bố cũng lưu ý rằng tất cả các nước khác "có ảnh hưởng đến tình hình ở Syria" có thể tham gia vào sáng kiến này.
"Nga không phản đối các cuộc đàm phán với Mỹ và đã nhiều lần thực hiện điều này bằng các thảo luận với Mỹ về Syria. Nhưng chẳng thu được điều gì từ những việc làm này, trong đó một phần bởi chính quyền ông Obama chưa bao giờ thống nhất vấn đề nên hay không nên làm việc với ông Putin”, Bloomberg chỉ ra.
Trong một bài phát biểu gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã nhấn mạnh các mối liên lạc vẫn được duy trì, nhưng cứ mỗi lần Nga và Mỹ thỏa thuận điều gì thì người Mỹ lại né tránh những gì đạt được và lên giọng "dạy dỗ". Do vậy, Mátxcơva đã tìm kiếm phương hướng giải quyết với các nước khác ở Trung Đông có cơ chế ra quyết định dễ hiểu đối với Nga.