Trang tin thông tin kinh tế ngày nay của Nga ngày 9 tháng 2 cho hay do các cuộc mặc cả với các ông trùm công nghiệp hàng không khác trên thế giới kéo dài và không có kết quả, Trung Quốc quyết định hợp tác với Công ty trực thăng Nga phát triển quan hệ lâu dài, phát triển máy bay trực thăng đa dụng.
Ngày 7 tháng 2, trên trang mạng của Chính phủ Nga đã công bố một văn kiện do Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev ký, đánh dấu sự khởi động chính thức của chương trình hợp tác trên.
Mùa hè năm 2016, trong thời gian tiến hành thăm chính thức Trung Quốc của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hai nước từng ký kết hiệp định hợp tác chế tạo máy bay trực thăng hạng nặng.
Chuyên gia hàng không quân sự Nga, phó tổng biên tập tạp chí tạp chí "Kho vũ khí" Nga Dmitry Drozdenko cho rằng: "Trung Quốc có thể sao chép mọi công nghệ. Nhưng họ chưa từng sản xuất máy bay trực thăng hạng nặng, không hề có kinh nghiệm trên phương diện này. Trong khi đó, Nga là quốc gia duy nhất có thể cung cấp hỗ trợ công nghệ có liên quan cho họ.
Đương nhiên, trước khi ký kết hiệp định với Nga, Trung Quốc đã từng chạy khắp nơi để tìm kiếm đối tác trong tương lai. Họ thậm chí từng cân nhắc mua động cơ của Công ty động cơ MotorSich của Ukraine.
Mặc dù Trung Quốc đã rất nỗ lực nhưng lại thất bại. Về khách quan, ngoài Nga, không có nước nào có thể sản xuất được động cơ và các linh kiện đồng bộ khác của máy bay trực thăng phù hợp với yêu cầu của Trung Quốc”.
Những đối tác tham gia chính của chương trình máy bay trực thăng do hai nước mới khởi động lần lượt là Công ty máy bay trực thăng Nga và Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc. Hai bên sẽ bắt tay nghiên cứu phát triển máy bay trực thăng hạng nặng hoàn toàn mới.
Yêu cầu của Trung Quốc như sau: Trọng lượng cất cánh lớn nhất 38,2 tấn, trần bay tối đa 5.700 m, hành trình 630 km, tốc độ bay tối đa 300 km/giờ.
Đến nay, hai bên liên tục nhấn mạnh việc thực hiện chương trình sẽ "thúc đẩy toàn diện củng cố quan hệ hữu nghị Nga - Trung". Tuy nhiên, sự cân nhắc về nhân tố kinh tế lớn hơn nhiều.
Chuyên gia Dmitry Drozdenko phân tích: Cuối cùng ai sẽ có bản quyền sở hữu trí tuệ, hiện còn rất khó nói. Nhưng, tôi tin rằng Nga chắc chắn sẽ không dễ dàng để Trung Quốc nắm được thành quả nghiên cứu phát triển chung như vậy và qua đó kiếm lợi. Rất có thể đây sẽ là cùng bỏ vốn để hợp tác sản xuất, do Nga cung cấp công nghệ".
Ông thậm chí cho rằng việc gọi đây là máy bay trực thăng "dân dụng" chẳng qua là che đậy. "Trên thực tế, trang bị chỉ sử dụng dựa trên công dụng trực tiếp tuyên bố ban đầu thì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Máy bay trực thăng thông thường vừa có thể vận chuyển vật tư, dập lửa, vừa có thể dùng cho mục tiêu quân sự.
Cho nên, tôi mạnh dạn dự đoán, nhìn vào yêu cầu do Trung Quốc đưa ra, thành quả của chương trình sẽ là một loại máy bay trực thăng lưỡng dụng đa năng".
Giống với chi phí chế tạo máy bay trực thăng mới, các bên đều giữ kín về tổng kinh phí đối với chương trình.
Theo chuyên gia Dmitry Drozdenko: "Tất cả các con số có thể công bố trước đều chỉ là về ý nghĩa cơ bản, rất có thể khác xa thực tế. Chi phí chế tạo máy bay trực thăng tương lai đến nay chỉ có thể đánh giá trước thông qua bản vẽ sơ bộ, cho dù chúng ta biết nó sẽ lấy Mi-26 làm cơ sở. Chỉ có sau khi bản vẽ mới ra đời, tiến hành định giá thực tế mới có ý nghĩa".
Đến nay, hai bên ký kết hiệp định và chuyên gia hai nước chỉ có thể khẳng định một điểm, đó là hợp tác giữa Nga và Trung Quốc về máy bay trực thăng có tính dài hạn. Tính toán sơ bộ cho thấy, Trung Quốc có nhu cầu 200 chiếc máy bay trực thăng mới, muốn được lắp ráp trước năm 2040.
Nếu bên nghiên cứu phát triển có thể đạt được cân bằng tốt nhất giữa giá thành và tính thực dụng của máy bay trực thăng mới, thì cho dù dựa vào dự tính bảo thủ nhất thì lượng đặt hàng cũng sẽ tăng tới vài chục lần.