Theo đó, binh sĩ Nga trên tàu đã dùng màn khói nhân tạo để "che mắt" vệ tinh, thiết bị không người lái và máy bay do thám của đối phương trong quá trình bốc dỡ những thiết bị này.
Mặc dù vậy, hiện chưa có bằng chứng hay xác nhận nào về việc S-300 đã thực sự được đưa đến Syria.
Trong khi đó, con tàu thuộc diện khả nghi nhất là tàu Alexandr Tkachenko của Nga đã qua eo biển Bosphorus nối Biển Đen với Địa Trung Hải vào ngày 13/4, nghĩa là trước cuộc không kích của phương Tây và trước khi Moscow dọa chuyển S-300 cho quân đội Syria.
Almasdar News ngày 21/4 cho biết, máy bay vận tải chiến lược An-124 của Nga được cho là đã hạ cánh xuống căn cứ quân sự Hmeimim ở tỉnh Latakia hôm 20/4. Đây là máy bay có tải trọng lên tới 150 tấn, từng được Nga sử dụng để vận chuyển hệ thống phòng không S-400 tới Syria hồi cuối năm 2015. Một số nguồn tin cho rằng máy bay vận tải An-124 có thể đã chuyển hệ thống phòng không S-300 tới Syria. Nhưng thông tin này chưa được xác nhận.
Sau cuộc tấn công của liên quân Mỹ-Anh-Pháp đã rộ tin Nga có thể đã bàn giao tên lửa S-300 cho Syria, trong khi giới chức Nga những ngày gần đây nhiều lần đề cập đến vấn đề này.
Tướng Sergei Rudskoi, người đứng đầu Cục tác chiến của Bộ Tổng tham mưu quân đội Nga cho biết, Nga đang cân nhắc cung cấp hệ thống phòng thủ S-300 cho Syria và một số quốc gia khác. Mấy năm trước, Nga đã trì hoãn chuyển giao S-300 Syria do sức ép của phương Tây và Israel. Tuy nhiên, sau vụ không khích của Mỹ và đồng minh hôm 14/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov hôm 19/4 tuyên bố Nga không có lý do nào không cung cấp S-300 cho Syria.