Lực lượng tàu ngầm của hải quân Mỹ kể từ sau Chiến tranh Lạnh luôn được coi là chúa tể dưới đáy đại dương. Trong khi đó lực lượng tàu ngầm đối thủ của Liên Xô đã han gỉ vì Liên bang Nga sau đó lại không thể duy trì được lực lượng này.
Sau hơn 20 năm thống trị đáy đại dương, một thách thức mới đã nảy sinh và điều này không hề quen thuộc với nền hải quân nước Mỹ vốn giữ ưu thế vượt trội. Thách thức đó chính là tàu ngầm lớp Yasen của Nga. Làm cách nào để tàu ngầm lớp Yasen của Nga có thể so sánh với tàu ngầm hiện đại lớp Virginia hiện được coi là nòng cốt của lực lượng tàu ngầm Mỹ?
Tàu ngầm lớp Yasen từng được coi là một trong ba thiết kế tàu ngầm chính của Liên Xô vào đầu và giữa những năm 1980. Chiếc tàu ngầm đầu tiên của lớp này mang tên Severodvinsk được xây dựng vào năm 1993 tại Xưởng đóng tàu Sevmash ở Nga, nhưng vì thiếu kinh phí nên đến hơn một thập kỷ sau đó con tàu này mới được hoàn thành. Vào năm 2010, tàu Severodvinsk chính thức được hạ thủy và đến năm 2013 thì tham gia vào hạm đội tàu ngầm Nga.
Tàu ngầm lớp Yasen dài 390 feet và có lượng giãn nước 13.800 tấn. Thủy thủ đoàn của tàu gồm 90 người, ít hơn so với đối thủ của Mỹ, do đó có thể suy ra rằng con tàu này có tính năng tự động hóa cao. Về hình dáng, tàu lớp Yasen cũng giống như tàu lớp Akula nhưng dài hơn ở phía sau tháp chỉ huy và có một phần lồi trên bề mặt để chứa các ống phóng thẳng đứng. Tàu Severodvinsk lắp một lò phản ứng hạt nhân 200 MGW OK-650KPM, giúp con tàu này có thể đạt tốc độ 16 hải lý khi nổi và 31 hải lý khi lặn. Tàu lớp Yasen cũng có thể chạy rất êm và hầu như không tạo tiếng ồn ở dưới nước với tốc độ 20 hải lý.
Bộ cảm biến của Severodvinsk bao gồm một hệ thống phát hiện tàu ngầm Irtysh-Amfora, với một hệ thống sonar hình cầu, một vài hệ thống sonar thẳng và một hệ thống móc kéo để phát hiện phía sau. Con tàu ngày cũng sở hữu radar nghiên cứu hàng hải MRK-50 Albatross (Snoop Pair) và bộ công cụ hỗ trợ/đối phó điện tử Rim Hat.
Tàu ngầm này cũng được trang bị 4 ống phóng ngư lôi kích cỡ 5.333 mm và bốn ống phóng ngư lôi 650 mm. Các ống ngư lôi có thể mang các ngư lôi quay trở về và một số tên lửa 3M54 Klub, tích hợp sẵn trong các phiên bản chống tàu ngầm, tấn công trên bộ và chống tàu. Các tàu lớp Yasen đều được trang bị 24 ống phóng tên lửa thẳng sau tháp chỉ huy, mỗi ống có khả năng mang các tên lửa chống tàu siêu thanh P-800 Oniks.
Trong khi đó, tàu ngầm lớp Virginia được coi là phiên bản rẻ hơn của tàu ngầm lớp Seawolf, cho dù tàu lớp Virginia cũng vô cùng đắt đỏ. Tàu ngầm này hoạt động hết sức hiệu quả và cũng đã trở thành trụ cột trong lực lượng tàu ngầm của hải quân Mỹ.
Với độ cao 377 feet, tàu lớp Virginia chỉ ngắn hơn tàu lớp Yasen 13 feet, nhưng chỉ chứa được một nửa lượng nước so với tàu Yasen. Thủy thủ đoàn của con tàu này lên tới 113 người. Tàu Virginia có một lò phản ứng hạt nhân General Electric SG9. Tốc độ của con tàu lên tới 25 hải lý trên mặt nước và 35 hải lý khi chìm, và sẽ chạy mà hầu như không tạo tiếng ồn ở tốc độ 25 hải lý như tàu lớp Los Angeles.
Giống như tàu ngầm lớp Yasen của Nga, tàu Virginia có một hệ thống phát hiện tàu ngầm chính hình cầu. Tuy nhiên, bắt đầu từ tàu ngầm series Sub-Block III, sonar BQQ-10 được thay bằng sonar cỡ lớn hình chữ U. Ngoài ra tàu ngầm lớp Virginia còn có các hệ thống trên cảng và trên sườn phải mạn tàu mang tên Light Weight Wide Aperture Array, gồm hai bộ cảm biến âm thanh. LWWAA đặc biệt thích hợp để phát hiện các tàu ngầm chạy bằng điện diesel. Ngoài ra một hệ thống thụ động TB-29 (A). được dùng để phát hiện phía sau. Cuối cùng là một hệ thống sonar tần số cao gắn trên nóc và mũi tàu cho phép tàu phát hiện và tránh các ngư lôi.
Tàu lớp Virginia chỉ có bốn ống phóng ngư lôi 533 mm, có khả năng kích hoạt ngư lôi quay trở về Mk.48Advanced Capability (ADCAP) chống tàu trên mặt nước hoặc tàu ngầm cùng tên lửa chống tàu UGM-84 Sub-Harpoon. Những phiên bản trước đây của tàu lớp Virginia có thể mang 12 tên lửa Tomahawk từ ống phóng thẳng, đến series tàu Block III thì thay bằng hai bệ phóng hình trụ mang theo cùng số lượng tên lửa. Tàu Virginia Block V sẽ tăng số lượng ống phóng để mang được khoảng 40 quả Tomahawk trên mỗi chiếc tàu ngầm.
Vậy trong một cuộc đối đầu trực tiếp giữa tàu Virginia Block III- phiên bản mới hơn hẳn so với tàu Severodvinsk, liệu tàu nào sẽ thắng?
Cả hai chiếc tàu ngầm đều là đỉnh cao của công nghệ tàu ngầm mỗi nước và khi đối mặt với nhau thì cả hai bên đều sẽ khá cân sức. Tàu Severodvinsk có thể di chuyển chậm hơn, nhưng lại có thể lặn sâu hơn. Tàu Virginia có thể nhanh hơn nhưng vỏ tàu chỉ mới được thử nghiệm ở độ sâu 488 mét. Tàu Virginia có lợi thế trong việc phát hiện tàu ngầm nhờ hệ thống sonar Large Aperture Bow hoàn toàn mới.
Về mặt vũ khí, hai bên khá cân bằng, mặc dù tàu Severodvinsk có tên lửa Klub phiên bản chống tàu ngầm, cho phép tàu Nga nhanh chóng tấn công tàu ngầm của đối phương bằng ngư lôi, cũng giống như hệ thống SUBROC của Mỹ trước đây.
Tàu lớp Virginia hoạt động êm hơn và có hệ thống sonar tốt hơn tàu của Nga. Trong cuộc chiến tàu ngầm, đó sẽ là sự kết hợp không gì sánh được. Tàu ngầm của Mỹ có thể di chuyển và dễ dàng phát hiện tàu của Nga. Tuy nhiên tàu Nga lại có thể nhanh chóng đối phó với cuộc tấn công bất ngờ bằng tên lửa Klub ASW siêu âm.
Trong ngắn hạn, tính ứng dụng của sonar của tàu Virginia được cải thiện thường xuyên thông qua phần mềm liên tục cập nhập. Tàu Severodvinsk có thể không có khả năng cập nhập hệ thống sonar, và do đó việc khiến các tàu ngầm của Nga hoạt động êm hơn cũng khó thực hiện hơn. Nhìn chung, lợi thế có vẻ vẫn nghiêng về tàu Virginia.
Về lâu dài, cuộc cạnh tranh giữa hai tàu ngầm có thể sẽ bao gồm cả các thiết bị lặn không người lái và các công nghệ mới khác. Mỹ dường như chỉ phát triển khả năng tác chiến tàu ngầm một cách nửa vời kể từ sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, và thậm chí còn ít chú ý hơn kể từ sau sự kiện 11/9. Khi Mỹ quay lại tập trung chú ý vào cuộc chiến giữa các nước lớn và đặc biệt là chiến tranh tàu ngầm thì tàu ngầm của Mỹ rất có thể sẽ vượt xa tàu ngầm của Nga, báo Mỹ tự tin đánh giá.