(tiếp theo kỳ trước)
Nga và Mỹ ở trong một cuộc chiến mà Nga đang thắng
Nga và Mỹ đang ở trong một cuộc giao tranh kể từ năm 2014. Cuộc giao tranh này bao gồm 80% về thông tin, 15% về kinh tế và 5% là các động thái khác.
Nhưng điều này sẽ nhanh chóng thay đổi vì Nga đã có những nỗ lực to lớn để chống lại đế chế AngloZionist ở trong cả chiến tranh thông thường lẫn chiến tranh hạt nhân. Dưới đây là một số hành động đáp trả của Nga.
Xe tăng Armata T-14 được trang bị để đối phó với những mối đe dọa thông thường.
Để đối phó với mối đe dọa thông thường của NATO và phương Tây:
- Ông Putin đã ra lệnh tái lập Quân đoàn tăng vệ binh số 1. Đội xe tăng này gồm 2 sư đoàn (sư đoàn tăng vệ binh Tamanskaya số 2 và sư đoàn tăng vệ binh Kantemirovskaya số 4) với tổng cộng hơn 500 chiếc xe tăng Armata T-14, được hỗ trợ bởi Đội vệ binh vũ trang hỗn hợp số 20 (đang trong quá trình xây dựng. Đây chính là điều được gọi là "đội quân gây sốc" trong Thế chiến II và Chiến Tranh Lạnh.
- Triển khai hệ thống tên lửa tác chiến chiến thuật Iskander-M (đã hoàn thành).
- Tăng gấp đôi số lính dù từ 36.000 lên 72.000 binh sĩ (đang trong quá trình triển khai).
- Thành lập một đội Vệ binh quốc gia: bao gồm lính thuộc Bộ Nội vụ (khoảng 170.000 quân), các thành viên của Bộ các vấn đề khẩn cấp, lực lượng cảnh sát chống bạo loạn OMON (khoảng 40.000), lực lượng phản ứng nhanh SOBR (khoảng hơn 5.000 lính), Trung tâm chỉ huy các chiến dịch đặc biệt và không quân bao gồm cả đơn vị đặc nhiệm "Zubr", "Rys" và "Iastreb" thành một lực lượng khoảng 250.000 lính và có thể đạt tới con số 300.000 quân trong tương lai.
- Trang bị và triển khai các máy bay chiến đấu, đánh chặn, tiêm kích, cường kích đa năng như (MiG-31BM, Su-30SM, Su-35S và sẽ sớm có MiG-35 cùng Su-57).
- Triển khai hệ thống phòng không S-400 và S-500 cùng hệ thống radar tầm xa.
- Trang bị mới 70% các hệ thống thiết bị cho toàn bộ quân đội.
Để đáp trả vòng vây của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ:
- Triển khai tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 Sarmat với tốc độ siêu thanh cùng thiết bị phóng dễ di chuyển.
- Triển khai tên lửa hành trình tầm xa thông thường.
- Triển khai tên lửa hành trình dùng năng lượng hạt nhân với tầm bắn không hạn chế.
- Triển khai tàu ngầm hạt nhân không người lái với tầm hoạt động liên lục địa, tốc độ cao, động cơ không gây tiếng động và có khả năng lặn sâu.
- Triển khai tên lửa siêu thanh Kinzhal với vận tốc gấp 10 lần tốc độ âm thanh cùng tầm bắn lên tới 2.000km.
- Triển khai tên lửa chiến lược mới Avangard có vận tốc gấp 20 lần tốc độ âm thanh.
Không quân Nga thử nghiệm tên lửa siêu thanh Kinzhal.
Danh sách này vẫn chưa liệt kê được hết mọi khía cạnh, còn thiếu thông tin về những tàu ngầm mới (động cơ đẩy không cần không khí, tàu ngầm thông thường chạy diesel-điện, khả năng tấn công hạt nhân và các tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo), các máy bay tấn công, nhiều các loại xe thiết giáp mới, các thiết bị kỹ thuật cao để trang bị cho từng cá nhân, hệ thống pháo mới...
Nhưng yếu tố quan trọng nhất của người Nga đã đẩy lùi mọi cuộc xâm lược của phương Tây là tinh thần, kỷ luật, sự rèn luyện và quyết tâm của lính Nga (đã có rất nhiều minh chứng trong các sự kiện gần đây tại Syria).
Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh!
Sự thật là không ai trong nước Nga muốn chuẩn bị cho một cuộc chiến, cần hay muốn có một cuộc chiến tranh. Thực tế, Nga là một đất nước đang cần thêm nhiều năm hòa bình hơn. Đầu tiên, bởi vì thời gian đang ở phía Nga và cán cân quân sự giữa với Mỹ đang thay đổi rất nhanh thiên về phía Nga. Nhưng một sự thật quan trọng khác là không như Mỹ luôn tìm cách gây xung đột, chiến tranh và hỗn loạn, Nga đang rất cần hòa bình để đối phó những vấn đề nội địa đã bị bỏ bê trong thời gian dài.
Tuy nhiên, vấn đề là toàn bộ hệ thống chính trị và kinh tế Mỹ hoàn toàn dựa vào trạng thái chiến tranh liên miên. Điều này kết hợp với sự kiêu căng bá chủ, thúc đẩy bằng nỗi sợ Nga là mối nguy tiềm tàng khiến Nga không còn cách nào khác đành phải "giơ nanh múa vuốt" và đe dọa binh đao theo cách của riêng mình. Vậy bài phát biểu của ông Putin có đủ để đánh thức những tinh hoa cai trị đế chế AngloZionist khỏi ảo tưởng của họ? Rõ ràng là không. Thực tế về mặt ngắn hạn nó có thể gây hiệu ứng ngược lại.
Máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Nga đang được nâng cấp lên tiêu chuẩn BM.
Cần nhớ tới khi Nga làm chệch hướng kế hoạch tấn công Syria của chính quyền tổng thống Obama, Mỹ đã trả đũa bằng cách khai hỏa sự kiện Maidan. Có thể các hành động trả đũa sẽ nhanh chóng xảy ra như một cuộc tấn công toàn diện của những người Ukraine theo chủ nghĩa tân phát xít vào Donbass vào mùa xuân này hoặc thời điểm diễn ra World Cup vào mùa hè. Tất nhiên dù kết quả của cuộc tấn công thế nào, nó cũng không ảnh hưởng tới cán cân lực lượng giữa Nga và đế chế. Nhưng nó sẽ làm thỏa mãn những người theo trường phái diều hâu vốn muốn "báo thù" theo bất cứ hình thức nào. Chúng ta cũng có thể được chứng kiến thêm những sự khích động tại Syria.
Vì lý do đó, trong tương lai gần người Nga phải tiếp tục chấp nhận một tiến trình gây bực dọc và mệt mỏi và giữ một trạng thái tương đối thụ động, đồng thời tránh những tình huống mà đế chế và những bên liên quan hiểu đó là dấu hiệu của sự yếu đuối. Chừng nào, các quyền lực của đế chế tiếp tục phủ nhận thế giới thực tại, cũng như tổ hợp công nghiệp Mỹ tiếp tục sản xuất các hệ thống vũ khí đắt đỏ nhưng vô dụng hay các nhà chính trị Mỹ vẫn bận rộn để đổ lỗi mọi thứ là do "trở ngại từ người Nga", trong khi không làm gì để tái cơ cấu nền kinh tế đang sụp đổ và xây dựng lại cơ sở hạ tầng mà lại tiếp tục sử dụng truyền thông như một thứ thay thế cho sự thịnh vượng, đồng thời tiếp tục để cho những căng thẳng chính trị xã hội nội địa Mỹ tiếp tục - Thì kế hoạch của ông Putin đang thành công.
Nga cần tiếp tục lách mình trong con đường hẹp: hành động theo cách tránh một cuộc đối đầu trực tiếp về quân sự với Mỹ trong khi đó gửi những tín hiệu rõ ràng, đủ để ngăn Mỹ coi những hành động lảng tránh của Nga là một dấu hiệu của sự yếu đuối và làm điều gì đó ngốc nghếch. Mục tiêu cuối cùng của Nga rất đơn giản và rõ ràng: khiến đế chế AngloZionist tan rã một cách từ từ và hòa bình kết hợp với một quá trình thay thế hòa bình về một thế giới đơn cực được cai trị bởi một nước bá quyền bằng một thế giới đa cực được kết hợp cai trị bởi các quốc gia có chủ quyền tôn trọng luật quốc tế.
Vì thế cần hết sức tránh những yếu tố gây nên thảm họa và bạo lực. Sự kiên nhẫn và tập trung rất cần thiết trong cuộc chiến cho tương lai hành tinh của chúng ta hơn là nhanh chóng đáp trả các hành động. Những "bệnh nhân" cần quay về với thực tế ở mỗi thời điểm. Bài phát biểu ngày 1.3 của ông Putin sẽ đi vào lịch sử như là một bước đi như vậy. Nhưng còn cần rất nhiều bước đi tiếp theo trước khi "bệnh nhân" tỉnh táo hoàn toàn.