"Không thể đơn giản rút tên lửa ở Kaliningrad, khi chưa được biết, liệu kế hoạch tạo ra tổ hợp tên lửa chống Nga có được bãi bỏ ở châu Âu hay không", ông Peskov nói.
Trước đó, các nhà chức trách Ba Lan đã nhiều lần tuyên bố về sự tồn tại "mối đe dọa Nga" liên quan với việc bố trí vũ khí trong khu vực biên giới Kaliningrad. Đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov giải thích rằng "không ai làm gì bí mật về vận chuyển tổ hợp tên lửa", hơn nữa "tên lửa Iskander" được bố trí dưới tầm bay của vệ tinh do thám Mỹ để làm rõ các thông số hoạt động của thiết bị vũ trụ đó”.
Trước đó, ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi đươc hỏi với mục đích gì Nga đã tăng cường quân đội ở khu vực biên giới, đã tuyên bố việc bố trí các hệ thống tên lửa Iskander tại khu vực Kaliningrad là để đối phó lại các hành động phá hủy của NATO,
"Trong trường hợp này, Nga đứng trước việc cần thiết thích ứng với tình hình thay đổi theo kết quả từ loạt hành động phá hoại của NATO trên lục địa, buộc chúng tôi phải thực hiện toàn bộ biện pháp tăng cường khả năng phòng thủ và an ninh quốc gia. Tôi lưu ý rằng, tất cả các bước đi này, chúng tôi thực hiện trên lãnh thổ của mình. Ngược lại, Mỹ và một số nước khác di chuyển quân đội tới các quốc gia láng giềng với Nga và tiến hành nhiều cuộc biểu dương quân sự khiêu khích ở biên giới của chúng tôi", ông Lavrov trả lời phỏng vấn với báo Italia Corriere della Sera.
Đề cập cuộc khủng hoảng Ukraine, ông Lavrov nói rằng, Nga quan tâm đến việc giải quyết xung đột và muốn có một hàng xóm đáng tin cậy.
"Nga quan tâm đến việc giải quyết cuộc xung đột gần biên giới của mình hơn ai hết. Chúng tôi muốn có một người láng giềng đáng tin cậy, có thể dự đoán và phát triển mối quan hệ tương tác bình đẳng thiết thực trong tất cả các lĩnh vực", ông Lavrov nói.