National Interest nói về cách Hải quân Mỹ diệt tàu sân bay Trung Quốc nếu có chiến tranh

VietTimes -- Chiến tranh tàu ngầm đã tạo thành nền tảng của chiến lược biển Mỹ trong chiến tranh biển xa và biển gần. Chẳng hạn, các tàu ngầm hạt nhân tấn công như lớp Virginia hoặc cấp Los Angeles có thể tấn công tàu chiến mặt nước ở vùng biển quốc tế. 
Ngày 17/5/2016, máy bay từ tàu chiến thuộc cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis Hải quân Mỹ phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.
Ngày 17/5/2016, máy bay từ tàu chiến thuộc cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis Hải quân Mỹ phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.

Như đã đề cập trong vài viết trước, tờ Thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc ngày 1/6 dẫn tạp chí The National Interest Mỹ ngày 30/5 đăng bài viết "Hải quân Mỹ làm thế nào để tiêu diệt một chiếc tàu sân bay Trung Quốc" của phó giáo sư James Holmes, khoa Chiến tranh và Chính sách, Học viện Chiến tranh hải quân Mỹ.

Mỹ bị ràng buộc bởi hiệp ước, không thể nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo tầm trung chống lại các tên lửa Đông Phong-21D và  Đông Phong-26. 

Cho dù hiện nay, Mỹ xé bỏ hiệp ước,  các nhà thiết kế vũ khí bắt đầu tiến hành thiết kế, thử nghiệm và cuối cùng biên chế tên lửa đạn đạo "sát thủ tàu chiến", thì họ có khả năng phải bỏ ra khoảng thời gian tới vài chục năm.

Tuy nhiên, trong chiến tranh trên biển, Hải quân Mỹ hoàn toàn không phải không có sự lựa chọn nào khác. 

Hơn nữa, vĩnh viễn không chỉ như vậy. Các thủy thủ Mỹ sẽ làm thể nào để buộc tàu sân bay quân địch đi ra chiến trường?

Đáp án chính là: Xem tình hình rồi xác định. Hàm nghĩa chính là nhìn địa điểm nổ ra chiến tranh để định đoạt. 
Trong trạng thái chiến tranh, cụm tấn công tàu sân bay chạy ở vùng biển quốc tế, cách xa pháo đài của Trung Quốc - phạm vi hỏa lực của tàu sân bay không chìm của Quân đội Trung Quốc. 

Hoặc cụm tấn công tàu sân bay nằm ở trong tầm bắn và phạm vi tác chiến của tên lửa chống hạm, tên lửa hành trình hoặc máy bay chiến đấu triển khai ở dọc đường bờ biển và trên các đảo ở duyên hải. Tuyến đường đi lại của nó chắc chắn khác nhau.

Trường hợp thứ nhất sẽ là cuộc quyết đấu giữa các hạm đội, vũ khí trang bị của hai bên sẽ quyết định kết quả cuối cùng, kỹ thuật hàng hải, độ nhạy cảm chiến lược và tinh thần đều bình đẳng. 

Còn trường hợp thứ hai, sĩ quan chỉ huy Quân đội Trung Quốc sẽ sử dụng vũ khí trên bộ quy mô lớn trong chiến tranh. Nhưng, đồng thời, trong chiến đấu ở bờ biển gần, Hải quân Mỹ sẽ có thể cùng hành động với hải quân các nước đồng minh như  Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Australia. 

Ngày 17/5/2016, cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis Hải quân Mỹ phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.
Ngày 17/5/2016, cụm tấn công tàu sân bay USS John C. Stennis Hải quân Mỹ phô diễn sức mạnh trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Sina Trung Quốc.

Đồng thời, giống như Trung Quốc, các đồng minh của Mỹ cũng có thể sử dụng môi trường địa lý bờ biển hẹp của châu Á, sử dụng vũ khí trên bộ để tăng cường sức chiến đấu hải quân.

Nói chung, hai lĩnh vực chiến thuật hoàn toàn khác nhau. Trường hợp thứ hai phức tạp hơn, càng có khuynh hướng cơ hội, tính không xác định và không rõ phương hướng chiến tranh, càng không cần đề cập đến hành động can đảm của đối thủ.

Chiến tranh tàu ngầm đã tạo thành nền tảng của chiến lược biển Mỹ trong chiến tranh biển xa và biển gần. Chẳng hạn, các tàu ngầm hạt nhân tấn công như lớp Virginia hoặc cấp Los Angeles có thể tấn công tàu chiến mặt nước ở vùng biển quốc tế. 

Hoặc chúng có thể lặng lẽ vượt qua khu vực phòng thủ chống can thiệp/chống tiếp cận, tấn công tàu chiến đối phương trong đó có tàu sân bay ở khu vực trận địa phòng thủ duyên hải.

Tóm lại, tàu ngầm hạt nhân tấn công là chủ lực trong hành động trên biển của Mỹ. Do đó, việc Quốc hội Mỹ muốn giảm số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công từ 53 chiếc hiện nay xuống còn 41 chiếc vào năm 2029 là một sai lầm chiến lược lớn. 

Theo đó, về số lượng, Mỹ đã cắt giảm tổng cộng 23% tàu ngầm tấn công hạt nhân. Trong khi đó, Trung Quốc đang ra sức phát triển lực lượng tàu ngầm động cơ hạt nhân và động cơ thông thường, đến năm 2020 sẽ có tới 78 chiếc. Còn Nga cũng đang chấn hưng lực lượng tàu ngầm.

Bất kể chiến thuật như thế nào, tàu ngầm Mỹ chắc chắn là một loại sát thủ tàu sân bay. Hiện nay, thảo luận về cụm tấn công tàu sân bay Trung Quốc còn hơi sớm. 

Đến nay, Hải quân Trung Quốc chỉ có một chiếc tàu sân bay. Tàu này được cải tạo từ tàu sân bay của Liên Xô, nó sẽ luôn được sử dụng như tàu huấn luyện, đào tạo phi công và thủy thủ cho tàu sấn bay chiến đấu thực sự sau này. 
Loại tàu sân bay mới rất có thể là phiên bản cải tiến của Liêu Ninh và nó đang được chế tạo. Điều này đã được Trung Quốc xác nhận và tích cực tuyên truyền.

Nếu như nhà máy đóng tàu Trung Quốc hoàn thành chế tạo tàu sân bay thứ hai cho Quân đội Trung Quốc, đây cũng là tàu sân bay tự chế tạo đầu tiên của Trung Quốc, có ý nghĩa tương tự như siêu tàu sân bay động cơ thông thường USS Forrestal CV-59 được chế tạo ở nhà máy đóng tàu Newport News.

Hơn nữa, kích thước và khó khăn chế tạo của hai chiếc tàu sân bay cũng không kém nhau. Chế tạo tàu sân bay USS Forrestal, từ khi bắt đầu cho đến khi biên chế chỉ mất 3 năm.

Tiếp theo, nếu Hải quân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ, đã hoàn toàn nắm chắc cách thức sử dụng lực lượng tác chiến tàu sân bay trên biển, thì hải quân của họ sẽ đưa tàu sân bay mới hòa nhập đầy đủ vào lực lượng tác chiến, đồng thời lập tức có thể bắt đầu thực hiện nhiệm vụ, có sự cải thiện về chất đối với sức chiến đấu của hạm đội biển xa Trung Quốc. Vì vậy, giả thiết xung đột ở vùng biển quốc tế có thể bùng phát trước sau năm 2020. 

Đến năm 2020, cũng giống như hiện nay, máy bay trên tàu sân bay vẫn là sát thủ tàu sân bay chủ yếu của tàu chiến mặt nước Hải quân Mỹ. Tàu sân bay động cơ hạt nhân Mỹ có thể chở theo khoảng 85 máy bay chiến thuật.
 
Xét tới sự đa dạng hóa về loại máy bay trên tàu sân bay trong tương lai, dự đoán sẽ có thêm 50 máy bay cánh cố định và máy bay trực thăng. Điều này có nghĩa là lực lượng tác chiến của tàu sân bay Mỹ vượt 70% lực lượng tác chiến của tàu sân bay Trung Quốc. 

Hơn nữa, hầu như, trong cuộc đối đầu giữa máy bay chiến đấu với máy bay chiến đấu, lực lượng dự bị của Mỹ sẽ có ưu thế hơn Trung Quốc. 

Rất có khả năng trong tương lai tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc sẽ giống như tàu sân bay Liêu Ninh, để cất cánh máy bay chiến đấu thì phải có đường băng kiểu nhảy cầu. Điều này đã hạn chế trọng lượng cất cánh của máy bay chiến đấu Trung Quốc, tiến tới đã hạn chế nhiên liệu và vũ khí mang theo.

Đồng thời, tàu sân bay động cơ hạt nhân của Mỹ sử dụng thiết bị phóng hơi nước hoặc điện từ để phóng máy bay chiến đấu hoặc máy bay tấn công. Nhiều vũ khí trang bị hơn chuyển hóa thành lực lượng trên biển, trên không có năng lực tấn công mạnh. Trong khi đó, nhiều nhiên liệu hơn sẽ chuyển hóa thành bán kính tác chiến lớn hơn và thời gian hoạt động dài hơn.

Ví dụ, máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet có thể tấn công mục tiêu trong phạm vi 400 hải lý, còn chưa tính cự ly bay sau phi phóng tên lửa. Bán kính tác chiến của máy bay Super Hornet về cơ bản tương đương với máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc, nhưng số lượng vũ khí có thể mang theo của máy bay chiến đấu Mỹ nhiều hơn so với máy bay chiến đấu Trung Quốc. Có thể nói, Hải quân Mỹ chiếm ưu thế.

Ngoài ra, đến năm 2020, vũ khí chống hạm của Mỹ sẽ từng bước hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Hiện nay, vũ khí chống hạm chính của lực lượng mặt nước Hải quân Mỹ là tên lửa hành trình Harpoon cũ, là "đồ cổ" thuộc thập niên 1970, tầm bắn trên 60 hải lý. Tên lửa Harpoon thua tên lửa mới nhất của Trung Quốc, đặc biệt là so với tên lửa YJ-18 có tầm bắn 290 hải lý.

Chuyên gia vũ khí Mỹ nóng lòng khắc phục hạn chế về tầm bắn của vũ khí hải quân. Nhà chế tạo Boeing đang gia tăng tầm bắn của Harpoon. Văn phòng Năng lực chiến lược Lầu Năm Góc cũng đang cải thiện chức năng chống hạm của tên lửa đất đối không SM-6, hy vọng sẽ nâng tầm bắn tấn công của lực lượng mặt nước lên 2 - 3 lần. 

Năm 2015, Hải quân Mỹ đã tiến hành thử nghiệm đối với phiên bản chống hạm của tên lửa hành trình Tomahawk, đã nâng cấp lại khả năng tầm siêu xa của tên lửa, công tác nghiên cứu phát triển tên lửa siêu xa mới cũng đang tiến hành.

Đối với Hải quân Mỹ, làm thế nào để triển khai vũ khí mới hầu như quan trọng tương đương với phát minh ra loại vũ khí này. Do ảnh hưởng bởi khái niệm "khả năng sát thương kiểu phân tán", quan chức hải quân hy vọng cùng với việc phân tán hỏa lực hạm đội, có thể tập trung lực lượng tiến hành tấn công đối với mục tiêu. 

Muốn đạt được mục tiêu này trong triển khai thực tế, chỉ có thể để nhiều tàu chiến hơn chở vũ khí chống hạm, hoặc thông qua các công nghệ như pháo điện từ, vũ khí laser để thực hiện.

Nếu như vậy, Hải quân Mỹ cần phải triển khai nhiều loại vũ khí "sát thủ tàu sân bay". Trong tác chiến biển xa năm 2020, tác chiến tàu ngầm, các loại vũ khí mặt nước mới và không quân hải quân đều có thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong Hải quân Mỹ.

Nhưng, vấn đề là, Hải quân Mỹ không có khả năng nhất trong việc giao chiến với Hải quân Trung Quốc ở trung tâm Thái Bình Dương. Hải quân Trung Quốc cũng sẽ không bất chấp rủi ro thoát ly khỏi sự chi viện hỏa lực biển gần, tự nguyện đến vùng chiến sự trên biển để chui đầu vào rọ.

Điều có khả năng nhất là, bất cứ hành động nào của hạm đội Mỹ đều nằm trong phạm vi hỏa lực của vũ khí "chống can thiệp" của Trung Quốc. 

Tàu tuần dương Aegis USS Chancellorsville CG-62 Hải quân Mỹ tuần tra trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Tàu tuần dương Aegis USS Chancellorsville CG-62 Hải quân Mỹ tuần tra trên Biển Đông. Nguồn ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Vùng biển đối diện chuỗi đảo mới là điều Trung Quốc quan ngại nhất, ở đó cũng chính là vùng biển Mỹ phải kiên định duy trì ưu thế sức mạnh trên biển với tư cách là người bảo vệ quyền tự do đi lại và người bảo vệ an ninh châu Á-Thái Bình Dương. 

Vùng biển, vùng trời biển gần có khả năng nhất trở thành tiêu điểm giằng co trong chiến tranh tương lai giữa Trung-Mỹ.

Một khi Trung-Mỹ bước vào giai đoạn giằng co ở biển gần, tình hình cũng đã đến thời khắc gay go nhất. Liên quan đến "khả năng sát thương kiểu phân tán", Mỹ muốn áp sát lục địa châu Á, phải liên tục chọc thủng mạng lưới phòng thủ dày đặc "chống can thiệp/chống tiếp cận". 

Trong khi đó, tên lửa đạn đạo chống hạm "sát thủ tàu sân bay" của Trung Quốc có thể cắt đứt toàn bộ phòng tuyến Tây Thái Bình Dương trong ngày đầu tiên của cuộc chiến tranh trên biển, dễ dàng đánh tan các tàu chiến di chuyển chậm chạp từ các căn cứ Mỹ. 

Phòng thủ biển gần của Trung Quốc - chủ yếu dựa vào tàu chiến cỡ nhỏ chở tên lửa và tàu ngầm tấn công diesel - có thể phóng đồng loạt tên lửa hành trình chống hạm.

Ngoài trận tuyến phòng thủ biển gần, Trung Quốc cũng đã triển khai vũ khí chống hạm bờ biển, bao gồm pháo đài tên lửa đạn đạo chống hạm, pháo đài tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu lắp tên lửa triển khai ở bờ biển duyên hải. 

Tàu sân bay động cơ hạt nhân của Mỹ mặc dù có thể tích khổng lồ, nhưng nó là một "sân bay" vẫn quá nhỏ, hơn nữa phải đối mặt với rất nhiều sân bay trên đất liền và nhiều trận địa tên lửa của Trung Quốc. Nói chung, chiến thuật "chống can thiệp/chống tiếp cận" của Trung Quốc đã gây ra vấn đề nan giải gai góc cho Hải quân Mỹ.

So với vùng biển quốc tế Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương hoặc vùng biển xa khác, Tây Thái Bình Dương thích hợp hơn trở thành nơi thử nghiệm vũ khí của Hải quân Trung Quốc. 

Nói một cách đơn giản, Hải quân Trung Quốc chính là một "hạm đội cứ điểm" hiện đại, trốn tránh an toàn trong pháo đài của phòng thủ biển gần, thông qua không ngừng bổ sung hỏa lực để gây khó khăn cho đối thủ. 

Trong chiến đấu, nếu "hạm đội cứ điểm" tiến ra vùng biển quốc tế, đã mất đi "ô bảo vệ" quan trọng, sẽ đối mặt với số phận tàn khốc. Chỉ có dựa sát cửa nhà, trốn trong phạm vi có sự chi viện của hỏa lực bờ biển, Trung Quốc mới có thể yên tâm tự kiêu, Trung Quốc trông chờ vào điều này.