Thử nghiệm không gian giao thoa vô tuyến mặt trời (SunRISE) của NASA sẽ bao gồm một bộ sáu tàu vũ trụ nhỏ, được phóng không đồng bộ lên quỹ đạo của Trái Đất, với khoảng cách giữa các tàu vào khoảng 10km.
Mục đích của SunRISE là cung cấp một cái nhìn hoàn toàn mới về gia tốc và vận chuyển hạt bằng cách tạo ra giao thoa tần số vô tuyến thấp đầu tiên trong không gian để định vị phát xạ vô tuyến. Các tàu vũ trụ sẽ làm việc với nhau để tạo ra các bản đồ 3D của các vụ nổ hạt năng lượng Mặt trời.
“Tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ phối hợp với nhau để tạo ra các bản đồ 3D nhằm xác định nơi hình thành những cơn bão trong hệ Mặt Trời và quá trình phát triển của chúng", NASA cho biết.
Bão Mặt trời được biết đến là những vụ phun trào bức xạ vào không gian. Đây là một mối nguy hiểm tiềm tang lớn đối với các nhà thám hiểm không gian, cuộc sống của con người và các thiết bị điện tử trong không gian. “Chúng ta càng biết nhiều hơn về cách mặt trời tạo ra các cơn bão, chúng ta càng có thể giảm thiểu tác động của chúng đối với tàu vũ trụ và phi hành gia”, Nicky Fox, Giám đốc Khoa học Vật lý học của NASA cho biết.
NASA đã lựa chọn dự án SunRISE cho công cuộc nghiên cứu từ tháng 8 năm 2017, sau đó, cơ quan này tiếp tục nghiên cứu thêm vào tháng 2 năm 2019. Hiện tại, dự án đã sẵn sàng để bắt đầu thiết kế, xây dựng và ra mắt, với tổng ngân sách lên tới 62,6 triệu USD. Mục tiêu của SunRISE là ra mắt tàu vũ trụ vào ngày 1 tháng 7 năm 2023.
Theo Digital Trends