NASA hợp tác với Boeing phát triển thiết kế máy bay dân dụng mới, tiết kiệm nhiên liệu

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ngày 19/1, NASA ra thông báo hợp tác với Boeing phát triển máy bay mới một lối đi tiết kiệm nhiên liệu dành cho thương mại nhằm cắt giảm lượng khí thải nhiên liệu và giảm tác động khí hậu của chuyến bay.
Ý tưởng thiết kế máy bay cánh giằng siêu âm. Ảnh Boeing.
Ý tưởng thiết kế máy bay cánh giằng siêu âm. Ảnh Boeing.

Nhà quản lý NASA Bill Nelson trong một cuộc họp báo cho biết: “Hầu hết mọi người đều nghĩ NASA là một cơ quan vũ trụ và một cơ quan hàng không. Nhưng NASA cũng là một cơ quan khí hậu,”. NASA vừa giám sát Trái đất từ ​​không gian, sử dụng các công cụ như vệ tinh, theo dõi các điều kiện thời tiết toàn cầu và hệ thống nước, vừa phát triển các công nghệ nhằm giảm lượng khí thải carbon.

Đồng thời, NASA cũng phát triển các máy bay như máy bay không người lái điện X-57 Maxwell và máy bay vận tải Super Guppy . Những dự án này bao gồm cả phát triển những công nghệ hàng không mà cuối cùng sẽ được ứng dụng cho các loại máy bay thương mại được sử dụng ngày nay.

“Khi bay trên bất kỳ loại máy bay nào, xung quanh hành khách là công nghệ của NASA,” Nelson nói. Những phát triển trong thiết kế máy bay như cánh nhỏ, phần mở rộng nhỏ theo chiều thẳng đứng của cánh, được NASA sáng tạo vào những năm 1970 và hiện phổ biến trên tất cả máy bay chở khách.

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ hy vọng dự án Trình diễn chuyến bay bền vững của tổ chức có thể mang lại một đổi mới tương tự dưới dạng cấu trúc cánh mới, được gọi là cánh có thanh giằng xuyên âm. NASA sẽ hợp tác với Boeing để thiết kế và chế tạo máy bay mới, dự kiến sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn và có thể sử dụng nhiên liệu ít hơn tới 30% so với các thiết kế máy bay hiện nay.

Ý đồ thiết kế này là một máy bay có cả động cơ và cánh hiệu quả hơn nằm cao trên thân máy bay, dài và hẹp hơn so với cánh bay thông thường, được hỗ trợ bởi một thanh giằng từ dưới cùng của thân máy bay. Thiết kế này được cho là tạo ra ít lực cản hơn, trong khi cả cánh và thanh giằng đều tạo ra lực nâng.

Một cấu trúc cánh mới được gọi là cánh giằng siêu âm. Ảnh Boeing

Một cấu trúc cánh mới được gọi là cánh giằng siêu âm. Ảnh Boeing

Bob Pearce, phó quản trị viên thuộc Ban Giám đốc Sứ mệnh Nghiên cứu Hàng không NASA cho biết: “Tính khí động học của loại cấu hình này thực sự đã được biết đến từ lâu. Nếu tăng tỷ lệ khung hình của một chiếc cánh, đương nhiên sẽ giảm lực cản do máy bay gây ra - lực cản tạo nên do lực nâng. Chúng tôi biết rằng nếu thực hiện điều này, phương tiện bay sẽ có được tính khí động học tốt hơn, lực cản ít hơn, đốt ít nhiên liệu hơn.”

Trong trường hợp này, thách thức là tạo ra cấu trúc cần thiết cho hình dạng cánh này mà không tăng thêm trọng lượng cho máy bay. Boeing đã công bố phiên bản đầu tiên của ý tưởng thiết kế này vào năm 2019, nhưng sẽ mất vài năm để tích hợp những công nghệ khác và đi từ phiên bản thiết kế trình diễn đến khả năng sử dụng trong thiết kế thực tế.

Ý tưởng là, không như máy bay siêu thanh yên tĩnh X-59 QueSST của NASA , hiện đang được phát triển nhưng sẽ không bao giờ được phát triển thành máy bay chở hành khách, đây sẽ không chỉ là một chiếc máy bay thử nghiệm. NASA muốn phát triển công nghệ, có thể đưa vào sử dụng thương mại. “Dự án này nhằm mục đích cách mạng hóa loại máy bay mà công chúng sử dụng thường xuyên nhất khi bay trên bầu trời,” Nelson nói.

NASA đặt mục tiêu nguyên mẫu đầu tiên sẽ bay vào năm 2028 và được đưa vào sử dụng cho thương mại vào những năm 2030.

Theo The Verge