Ấn Độ "bật đèn xanh" cho hàng chục nhà cung cấp Trung Quốc của Apple thiết lập cơ sở sản xuất

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Apple nhận được sự hỗ trợ từ Ấn Độ khi các công ty cung cấp Trung Quốc của doanh nghiệp có được sự chấp thuận từ chính phủ, cho phép triển khai cơ sở sản xuất và thiết lập mạng lưới cung ứng tại quốc gia này.
Apple nhận được sự hỗ trợ lớn ở Ấn Độ khi các nhà cung cấp Trung Quốc của công ty được cấp phép. Ảnh Telecom.Economictimes
Apple nhận được sự hỗ trợ lớn ở Ấn Độ khi các nhà cung cấp Trung Quốc của công ty được cấp phép. Ảnh Telecom.Economictimes

Nhà lắp ráp AirPods và iPhone Luxshare Precision Industry Co. và một cơ sở khác của nhà sản xuất ống kính Sunny Optical Technology Group Co. nằm trong số những công ty được chấp thuận xây dựng nhà xưởng sản xuất và thiết lập mạng lưới cung cấp nguồn nhân lực và nguyên vật liệu cần thiết.

Khoảng 14 nhà cung cấp đang được bật đèn xanh để thiết lập hoạt động và bán hàng tại Ấn Độ sau khi Apple chỉ định các doanh nghiệp này là những công ty có dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử khổng lồ cần để tăng cường sự hiện diện tại Ấn Độ.

Mối quan hệ giữa Apple với Ấn Độ đã được tăng cường mạnh mẽ, hơn một chục nhà cung cấp Trung Quốc của công ty sản xuất iPhone đã nhận được giấy phép ban đầu để mở rộng sản xuất và đa dạng hóa mạng lưới dịch vụ cung ứng nhân lực và nguyên vật liệu tại Ấn Độ.

Theo bản tin của Bloomberg, những doanh nghiệp chủ chốt như nhà lắp ráp AirPods và iPhone Luxshare Precision Industry Co. một chi nhánh của nhà sản xuất ống kính Sunny Optical Technology Group Co. thuộc số những công ty được chấp thuận phát triển ở Ấn Độ.

Bản tin cũng nói thêm, sự cho phép từ các bộ chủ quản của Ấn Độ là một bước tiến tới sự chấp thuận hoàn toàn khả năng mở rộng của Apple ở quốc gia đông dân thứ hai thế giới này. Nhưng chính phủ Ấn Độ sẽ yêu cầu các công ty trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Apple phải tìm các đối tác liên doanh địa phương.

Bloomberg cho biết thêm, khoảng 14 nhà cung cấp đang được bật đèn xanh để thiết lập sản xuất và bán hàng của Ấn Độ sau khi Apple công khai xác định, những doanh nghiệp này là những công ty có dịch vụ mà doanh nghiệp công nghệ khổng lồ Apple cần để tăng cường chuỗi cung ứng của Apple tại Ấn Độ.

Trong nhiều năm, Trung Quốc là lựa chọn hàng đầu để lắp ráp và sản xuất cho hãng điện thoại thông minh có trụ sở tại Cupertino, California, Mỹ . Sau khi Covid-19 bùng phát và chính sách Zero - covid của Trung Quốc, các nhà máy sản xuất phải đóng cửa nhiều lần, ảnh hưởng nặng đến nguồn cung cấp iPhone toàn cầu.

Sau Trung Quốc, Ấn Độ nổi lên như một lựa chọn hàng đầu của Apple. Nhà sản xuất iPhone đã hợp tác với tập đoàn Tata Group của Ấn Độ. Công ty bán lẻ Infiniti Retail thuộc sở hữu của doanh nghiệp phần mềm Ấn Độ có kế hoạch mở 100 cửa hàng trên toàn quốc chỉ bán những sản phẩm của Apple.

Chính phủ Ấn Độ đã nhanh chóng chấp thuận các nhà cung cấp Trung Quốc thuộc chuỗi cung ứng của Apple sau khi doanh nghiệp tăng gần gấp đôi lượng xuất khẩu iPhone do Ấn Độ sản xuất so với năm 2021, vượt hơn 2,5 tỷ USD chỉ từ tháng 4 đến tháng 12/ 2022.

Hai nhà sản xuất iPhone, Foxconn Technology Group và Wistron Corp., mỗi công ty đã xuất khẩu hơn 1 tỷ USD thiết bị thương hiệu của Apple ra nước ngoài trong 9 tháng đầu tiên của năm tài chính 2022, kết thúc vào tháng 3/2023.

Ngoài iPhone, Apple đang lên kế hoạch đa dạng hóa chuỗi cung ứng của doanh nghiệp bằng giải pháp chuyển quy trình sản xuất iPad sang Ấn Độ, dự kiến rút tới 30% hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Đại diện của Luxshare, Sunny Optical, Apple và Bộ công nghệ của Ấn Độ đã không trả lời các email yêu cầu bình luận của Bloomberg.

Apple có trụ sở tại Cupertino, California nắm quyền kiểm soát chặt chẽ đối với chuỗi cung ứng bao gồm hàng trăm nhà sản xuất linh kiện của mình. Một số công ty Ấn Độ như tập đoàn Tata Group đã cung cấp linh kiện cho Apple và Ấn Độ đang nỗ lực lực phát triển thêm nhiều nhà cung cấp địa phương vào chuỗi cung ứng để thúc đẩy và đa dạng hóa ngành công nghiệp điện tử đất nước.

Liên doanh với các nhà sản xuất linh kiện Trung Quốc là một phương pháp để đa dạng hóa ngành công nghiệp điện tử.

Ấn Độ đã cắt phần lớn các công ty Trung Quốc khỏi nền kinh tế công nghệ của mình sau khi quân đội của hai nước đụng độ dữ dội trên vùng biên giới tranh chấp năm 2020. Ấn Độ cũng cấm các ứng dụng của Alibaba Group Holding Ltd., Tencent Holdings Ltd. và ByteDance Ltd., đồng thời truy quét, thăm dò và phạt một loạt các công ty công nghệ Trung Quốc khác, từ những nhà sản xuất điện thoại đến các nhà cung cấp dịch vụ fintech.

Chính quyền Ấn Độ thắt chặt các quy định, cấm các công ty từ quốc gia có chung biên giới nhập cảnh mà không có sự đồng ý của chính phủ.

Các công ty Trung Quốc buộc phải bỏ lỡ những ưu đãi của quốc gia này đối với các nhà sản xuất công nghệ. Trong khi đó, Ấn Độ đang tăng cường lắp ráp điện thoại thông minh trong nước, cho phép các nhà sản xuất Đài Loan Hon Hai, Wistron Corp. và Pegatron Corp. thành lập các cơ sở sản xuất.

Nhưng sự vắng mặt của những công ty sản xuất linh kiện quan trọng trong quy trình phát triển điện thoại thông minh đã hạn chế sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử của quốc gia này.

Trong khi Ấn Độ hiện đang phê duyệt cho các nhà cung cấp Trung Quốc triển khai sản xuất và mạng lưới cung ứng, một số doanh nghiệp vẫn bị từ chối. Apple đã đệ trình danh sách khoảng 17 nhà cung cấp cho chính quyền Ấn Độ và một vài doanh nghiệp bị loại trừ, được cho là có quan hệ trực tiếp với chính phủ Trung Quốc, một nguồn tin cho biết. Theo nguồn tin này, Công ty TNHH Tập đoàn Công nghiệp Công nghệ Laser Han's và Công ty Công nghệ Bao bì YUTO Thâm Quyến nằm trong số những doanh nghiệp không được cấp phép.

Theo Economic Times