Na Uy công bố quyết định viện trợ bổ sung hệ thống phòng không NASAMS cho Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Ngày 11/2/ 2024, Na Uy công bố kế hoạch đặt hàng công ty Quốc phòng và hàng không vũ trụ Kongsberg 10 bệ phóng tên lửa phòng không NASAMS và 4 trung tâm điều khiển hỏa lực để viện trợ cho Ukraine.

Kế hoạch cung cấp gói viện trợ mới đang chờ Quốc hội Na Uy phê duyệt, bổ sung cho những thiết bị mà Na Uy đã viện trợ cho Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Na Uy Bjørn Arild Gram cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong kế hoạch tăng cường kho vũ khí quốc phòng quốc gia, song song cùng với kế hoạch tiếp tục viện trợ cho Ukraine.

Army Recognition, dẫn tuyên bố của chính phủ Na Uy cho biết, thông tin chi tiết về những hợp đồng sẽ được công bố sau khi hoàn tất quá trình mua hàng. Sáng kiến ​​này không chỉ củng cố vị thế của Na Uy với tư cách là quốc gia viện trợ quân sự chính cho Ukraine đồng thời khẳng định tính hiệu quả của NASAMS trong hệ thống phòng không của chiến tranh hiện đại.

NASAMS là kết quả sự hợp tác giữa tập đoàn Quốc phòng và Hàng không Vũ trụ Kongsberg và Raytheon, được phát triển như một giải pháp phòng không hàng đầu thế giới. Với đặc điểm là tính linh hoạt cao, hệ thống vũ khí đáp ứng các yêu cầu quan trọng trong cuộc chiến chống lại các phương tiện bay đa dạng trên chiến trường, chủ yếu dành cho Lực lượng Không quân Hoàng gia Na Uy (RNoAF).

NASAMS được thiết kế để tìm kiếm, phát hiện, đánh chặn và phá hủy các máy bay chiến đấu, trực thăng quân sự, tên lửa hành trình và máy bay không người lái (UAV), bảo vệ các cơ sở hạ tầng kinh tế quân sự chiến lược và các khu vực phòng ngự.

Hệ thống tên lửa tiên tiến đang có trong trang bị của quân đội 13 quốc gia bao gồm Na Uy, Tây Ban Nha, Mỹ, Phần Lan, Hungary, Hà Lan, Úc, Indonesia, Qatar, Oman, Litva và một quốc gia không được công bố.

Raytheon và Kongsberg đã ký thỏa thuận 10 năm hợp tác phát triển NASAMS tháng 6/2015 cho đến năm 2025.

NASAMS II, phiên bản nâng cấp của NASAMS, được trang bị radar 3D tiên tiến và 12 bệ phóng tên lửa. Hệ thống nâng cấp được đưa vào sử dụng từ năm 2007.

Chính phủ Mỹ đã phê duyệt gói viện trợ quân sự trị giá 1,3 tỷ USD bao gồm 4 hệ thống NASAMS và tên lửa cùng trang thiết bị phụ trợ khác cho Ukraine tháng 7/ 2023.

Thiết kế và tính năng của NASAMS

Hệ thống phòng không NASAMS được thiết kế với kiến ​​trúc mở, sử dụng mạng truyền thông làm nền tảng phát triển nhằm tăng cường khả năng đối kháng tác chiến điện tử và các cuộc tấn công bằng tên lửa chống radar. Hệ thống tên lửa phòng không có thể đồng thời tấn công tới 72 mục tiêu ở chế độ chủ động và thụ động. Vũ khí chính của hệ thống là tên lửa không đối không tầm trung tiên tiến AIM-120 (AMRAAM) được nâng cấp để có khả năng phóng từ mặt đất.

NASAMS được trang bị radar giám sát 3D ăng ten chùm tia bút chì 3D, độ phân giải cao Raytheon MPQ-64F1 Sentinel để phát hiện và theo dõi các mục tiêu đường không. Ngoài ra, hệ thống tên lửa được trang bị cảm biến quang điện tử hồng ngoại thụ động, mạng truyền thông liên lạc thời gian thực cứng và phần mềm công cụ lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ độc lập và tích hợp trong hệ thống phòng không nhiều lớp. Radar có tầm phát hiện và theo dõi mục tiêu là 120 km.

Tháng 10/2021, Raytheon ra mắt GhostEye MR, radar phòng không và phòng thủ tên lửa tầm trung mới dành cho NASAMS.

NASAMS là chuơng trình đầu tiên sử dụng tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM làm tên lửa đất đối không. NASAMS 2 là phiên bản nâng cấp có khả năng sử dụng mạng lưới liên kết dữ liệu chiến thuật Link 16, được đưa vào hoạt động từ năm 2007.

NASAMS-3 là phiên bản nâng cấp mới nhất; được đưa vào sử dụng năm 2019, phiên bản này có khả năng sử dụng các loại đạn khác nhau như tên lửa tầm ngắn AIM-9 Sidewinder, tên lửa IRIS-T SLS của Đức và tên lửa không đối không tầm xa AMRAAM-ER. NASAMS có khả năng hoạt động chung trong một hệ thống chỉ huy cùng với tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa MIM-104 Patriot.

he-thong-ten-lua-phong-khong-nasam03-1896.jpg
Bệ phóng tên lửa phòng không NASAMS-3 Mk II. Ảnh Military Today.
he-thong-ten-lua-phong-khong-nasam02-4441.jpg
Radar phòng không MPQ-64F1 Sentinel của hệ thống tên lửa NASAMS. Ảnh Military Today.
he-thong-ten-lua-phong-khong-nasam01-1358.jpg
he-thong-ten-lua-phong-khong-nasam04-4380.jpg
Các loại tên lửa phòng không cho NASAMS AMRAAM-ER, AMRAAM, AIM-9X Sidewinder. Ảnh Military Today.

Những kết quả thử nghiệm sử dụng tên lửa của NASAMS

Quân đội Tây Ban Nha đã tiến hành thành công cuộc tập trận bắn đạn thật của NASAMS với 4 tên lửa AMRAAM tháng 11/2008. Tháng 6/2011, RNoAF thực hiện thành công một cuộc diễn tập bắn đạn thật chiến thuật với tên lửa AMRAAM từ NASAMS. Tên lửa AMRAAM-ER cũng được bắn thử thành công từ Hệ thống NASAMS lần đầu tiên năm 2016.

Hệ thống phòng không này đã thử nghiệm thành công tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder vào năm 2011. Raytheon và RNoAF đã tiến hành vụ phóng đầu tiên tên lửa không đối không tầm ngắn AIM-9X Sidewinder Block II từ bệ phóng NASAMS tháng 5/2019. RNoAF thực hiện phóng thử tên lửa phòng không tầm ngắn Hải quân Evolved Sea Sparrow từ ​​NASAMS tháng 7/2012.

Công ty Kongsberg thực hiện thành công cuộc thử nghiệm nghiệm thu tại nhà máy, sử dụng bệ phóng dạng hộp NASAMS Mark 2 (Mk2) đầu tiên trong khuôn khổ chương trình Dự án LAND 19 Giai đoạn 7B của Úc tháng 1/2022.

Hệ thống phòng không NASAMS bao gồm một trung tâm chỉ huy, điều khiển hỏa lực và 12 bệ phóng, 6 hộp phóng tên lửa mỗi bệ. Hệ thống NASAMS-2, sử dụng tên lửa AMRAAM có tầm bắn hiệu quả đến 30km, trần bay đạt đến 21 km. Hệ thống NASAMS 3, sử dụng tên lửa không đối không tầm xa AMRAAM-ER có tầm bắn đến 50km, trần bay 35,7 km

Bệ phóng đa tên lửa của NASAMS

Bệ phóng NASAMS có thể phóng nhanh tối đa sáu tên lửa vào một hoặc nhiều mục tiêu cùng lúc. LCHR có khả năng quay 360 độ, hoạt động trong mọi thời tiết. Bệ phóng được vận chuyển trên xe tải và đường sắt.

Bệ phóng dạng hộp Mk2 là cấu hình bệ phóng mới nhất, có thể phóng nhiều loại tên lửa như AMRAAM, AIM-9X Block 2.

Xe chỉ huy và điều khiển

Trong cấu hình hệ thống tên lửa phòng không NASAMS có một xe chỉ huy và điều hành tác chiến, được trang bị hệ thống điều khiển tác chiến C4I phát triển nội địa tại Na-uy. Mô đun chỉ huy với hệ thống này được gọi là Trung tâm Điều khiển hỏa lực (FDC), có chức năng điều hành trung tâm toàn bộ mạng lưới phòng không, cấu thành từ các bệ phóng NASAMS.

C4I được hiểu là có các chức năng chỉ huy, điều khiển, liên lạc, máy tính và tình báo. FDC được kết nối với hệ thống radar hình thành hệ thống "Hệ thống radar phát hiện mục tiêu và Điều khiển" (ARCS). Giải pháp này được thực hiện theo nguyên tắc “Chỉ huy tập trung, hỏa lực phân tán” cho phép hệ thống triển khai trên một khu vực phòng không rộng lớn, tấn công tiêu diệt đồng thời có thể đánh chặn nhiều mục tiêu cùng lúc.

Mô đun chỉ huy được trang bị 2 máy tính chuyên dụng cho Chỉ huy Điều hành tác chiến Chiến thuật (TCO) và Trợ lý Điều khiển hỏa lực Chiến thuật (TCA).

Xe FDC cũng được sử dụng để quản lý liên kết dữ liệu, nhận dạng và nhận thức tình huống, đánh giá mối đe dọa, phân bổ hỏa lực cho các hệ thống và đánh giá hiệu quả chiến đấu. FDC và radar được kết nối bằng các liên kết dữ liệu chiến thuật của Mỹ, NATO và Châu Âu.

Hệ thống phòng không NASAM. Video Agas Channel