Mỹ và các nước phương Tây đã viện trợ những gì cho Ukraine chống Nga?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sau khi bùng nổ cuộc chiến Nga-Ukraine, các nước phương Tây do Mỹ đứng đầu đã liên tục “tiếp lửa” cho cuộc xung đột, đồng thời bày tỏ "quan ngại" về tình hình bằng cách đưa vũ khí tới giúp Ukraine chống Nga.
Các thùng tên lửa chống tăng Javelin được các nước tới tấp chuyển đến Ukraine (Ảnh: AP).
Các thùng tên lửa chống tăng Javelin được các nước tới tấp chuyển đến Ukraine (Ảnh: AP).

Mỹ: viện trợ quân sự 1,2 tỉ USD + 17.000 tên lửa chống tăng Javelin và các vũ khí hạng nặng khác + xây dựng sân bay bí mật

Theo tin tức mới nhất của The Hill, ngày 12/3 theo giờ địa phương, Tổng thống Mỹ Biden lại viện trợ cho Ukraine thêm 200 triệu USD vũ khí trang bị và huấn luyện quân sự.

Các quan chức Nhà Trắng nói với The New York Times rằng đợt viện trợ quân sự mới bao gồm tên lửa chống tăng Javelin và tên lửa phòng không Stinger, cũng như vũ khí hạng nhẹ.

Theo một bản ghi nhớ mà ông Biden gửi cho Ngoại trưởng Blinken ngày 12/3, khoản viện trợ 200 triệu USD sử dụng tiền của Bộ Quốc phòng. Theo các quan chức Mỹ, kể từ tháng 1 năm ngoái, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đã lên tới 1,2 tỷ USD.

Theo CNN trước đó, ngày 25/2, ông Biden đã chỉ thị cho Ngoại trưởng Blinken lập tức viện trợ cho Ukraine 600 triệu USD, trong đó 350 triệu USD dùng cho nhu cầu quốc phòng.

Lầu Năm Góc tiết lộ rằng Mỹ trước đây đã hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, bao gồm vũ khí chống thiết giáp, vũ khí cỡ nhỏ và nhiều loại đạn dược để hỗ trợ cho hệ thống phòng thủ tiền tuyến của Ukraine.

Theo thống kê, cho đến nay Mỹ đã viện trợ quân sự cho Ukraine 4 lần. Trước đây, chính quyền Trump đã cung cấp 310 triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine.

Ngoài ra, ngoài việc viện trợ công khai, Mỹ và các nước thành viên NATO đã bí mật gửi thiết bị quân sự tới Ukraine.

Tên lửa phòng không vác vai Stinger do Mỹ sản xuất được chuyển ồ ạt cho Ukraine (Ảnh: Thepaper).

Tên lửa phòng không vác vai Stinger do Mỹ sản xuất được chuyển ồ ạt cho Ukraine (Ảnh: Thepaper).

Theo CNN ngày 6/3, một "sân bay bí mật" nằm gần biên giới Ukraine đã trở thành trung tâm giao thông vận chuyển vũ khí, thời điểm nhiều nhất có tới 17 chuyến bay mỗi ngày.

CNN dẫn lời một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết sân bay hiện đã tăng từ một số chuyến bay mỗi ngày lên 17, đạt công suất tối đa. Sân bay nằm gần biên giới Ukraine vận chuyển nhiều loại vũ khí, bao gồm cả tên lửa chống thiết giáp.

Điều đáng nói là trước khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine, Mỹ đã bắt đầu tăng quân tới châu Âu. Theo Airforce Times của Mỹ, ngày 16/2, máy bay chiến đấu F-35 của Không quân Mỹ tăng viện châu Âu đã đến Đức; ngoài F-35, các máy bay chiến đấu F-15 và máy bay ném bom B- 52 của Không quân Mỹ và các lực lượng đặc nhiệm cũng đã đến Vương quốc Anh. Airforce Times cho biết việc triển khai diễn ra vào thời điểm căng thẳng ở Ukraine và động thái này có thể "làm yên lòng các đồng minh."

Ngoài ra, theo CNN ngày 7/3, theo các quan chức quốc phòng Mỹ, cho đến nay, Mỹ và các đồng minh NATO khác đã vận chuyển 17.000 tên lửa chống tăng Javelin và 2.000 tên lửa phòng không Stinger cho Ukraine.

CNN dẫn lời một quan chức Mỹ quen thuộc với cách nghĩ của chính quyền Biden hiện tại cho biết Mỹ cũng đang xem xét cung cấp các hệ thống phòng không quan trọng cho các đồng minh NATO ở Đông Âu.

Được biết, trước khi Nga có hành động chống lại Ukraine, bầu trời châu Âu đã đầy rẫy máy bay chở hàng quân sự của Mỹ và các nước khác, đặc biệt là máy bay vận tải C-17, xương sống của phi đội không vận Mỹ. Các chuyến bay đã triển khai lại quân đội dọc theo sườn phía đông của NATO, đồng thời đưa vũ khí đến các điểm trung chuyển để chúng có thể được chuyển tới Ukraine. Tin tức nói rằng tốc độ vận chuyển trên các chuyến bay này sẽ chỉ tăng lên.

Tính đến nay, Ukraine đã nhận được 17 ngàn tên lửa chống tăng Javelin từ các nước (Ảnh: AP).

Tính đến nay, Ukraine đã nhận được 17 ngàn tên lửa chống tăng Javelin từ các nước (Ảnh: AP).

CNN dẫn lời các quan chức Mỹ cho biết kể từ cuộc xung đột Nga-Ukraine, 14 quốc gia và khu vực đã cung cấp hỗ trợ an ninh cho Ukraine, một số quốc gia trước đây hiếm khi gửi một lượng lớn thiết bị như vậy. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cũng đã ra lệnh triển khai thêm binh lính và khí tài quân sự của Mỹ tới các khu vực khác nhau của châu Âu để hỗ trợ thêm cho các đồng minh NATO của Mỹ. Quan chức này cho biết Lầu Năm Góc sẽ cử tổng cộng 500 binh sĩ trong đợt triển khai mới này. Việc triển khai sẽ bao gồm việc gửi các máy bay tiếp dầu KC-135 tới Hy Lạp, nhưng quan chức này không thể cho biết có bao nhiêu máy bay quân sự của Mỹ sẽ được gửi hoặc chúng sẽ đến từ đâu trên đất Mỹ.

Vương quốc Anh: Hơn 2.000 bệ phóng tên lửa chống tăng NLAW + hơn 300 quân

Một tháng trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine, ngày 17/1, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace tiết lộ tại Quốc hội rằng Vương quốc Anh đã bắt đầu cung cấp cho Ukraine các hệ thống vũ khí chống tăng dùng cho tự vệ.

Ông Wallace cho biết, các hệ thống vũ khí chống tăng đầu tiên do Vương quốc Anh cung cấp đã được xuất xưởng vào ngày 18/1 và một đội quân người Anh cũng sẽ tới Ukraine để hỗ trợ huấn luyện ngắn hạn, nhưng ông không tiết lộ số lượng và chủng loại vũ khí cụ thể.

Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 7/2 cho biết Vương quốc Anh đã cử thêm 350 binh sĩ tới Ba Lan. Năm ngoái, Anh đã cử 100 binh sĩ tới Ba Lan, được cho là để giúp giải quyết cuộc khủng hoảng người di cư ở biên giới Ba Lan với Belarus vào thời điểm đó. Trước đó, để tăng cường khả năng chống tăng của Ukraine, Vương quốc Anh đã chuyển hơn 2.000 bệ phóng tên lửa chống tăng NLAW cho Ukraine. Ngoài ra, Thủ tướng Anh Johnson cũng hy vọng trong tương lai sẽ triển khai các tàu chiến của Hải quân Hoàng gia và máy bay chiến đấu của Lực lượng Không quân.

Tên lửa chống tăng NLAW của Anh viện trợ cho Ukraine (Ảnh: Guancha).

Tên lửa chống tăng NLAW của Anh viện trợ cho Ukraine (Ảnh: Guancha).

Ngoài Anh, Đức và Mỹ cũng đã gửi thêm quân đến Đông Âu trước khi xảy ra xung đột. Ngày 2/2, Mỹ đã ra lệnh cử thêm gần 3.000 binh sĩ tới Ba Lan và Romania. Từ 4/2, một số nhân viên và thiết bị của Mỹ lần lượt đến Ba Lan và Đức. Vào ngày 7/2, một nhóm binh sĩ và thiết bị khác của Mỹ đã đến đông nam Ba Lan, gần biên giới Ukraine. Cùng hôm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Lambrecht ngày 7/2 thông báo trước tình hình căng thẳng giữa Ukraine và Nga ngày càng gia tăng, Đức đã quyết định cử thêm binh sĩ tới Lithuania. Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết có tới 350 binh sĩ đã nhanh chóng được điều động với sứ mệnh "tăng cường triển khai về phía trước" của NATO.

NATO và một số nước thành viên EU: hơn một triệu vật tư quân sự và vũ khí

Hai ngày sau khi Tổng thống Nga Putin tuyên bố mở “Chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại Ukraine, ngày 26/2, một số quốc gia thành viên EU cho biết sẽ cung cấp vũ khí, bao gồm cả tên lửa cho Ukraine.

Ngày 26/2, lô hàng viện trợ đầu tiên mà chính phủ Tây Ban Nha gửi tới Ukraine đã được gửi từ Căn cứ Không quân Torrejon de Ardos ở vùng Madrid cùng ngày, chủ yếu là các nguyên liệu viện trợ y tế và vệ sinh.

Chính phủ Hà Lan cùng ngày đã quyết định cung cấp cho Ukraine 200 tên lửa phòng không Stinger trong thời gian sớm nhất.

Ngày 26/2, Chính phủ Séc đã quyết định viện trợ một lô vũ khí cho Ukraine, bao gồm 30.000 khẩu súng ngắn, 7.000 súng trường tấn công, 3.000 súng máy, hàng chục súng trường bắn tỉa và khoảng 1 triệu viên đạn, với tổng số giá trị khoảng 188 triệu kron.

Theo tin tức trên trang web chính thức của Bộ Quốc phòng Séc cùng ngày, số vũ khí tài trợ cho Ukraine đã được Chính phủ Séc phê duyệt ngày 26/1 vẫn đang ở trong nước Cộng hòa Séc do chiến tranh Nga-Ukraine bất ngờ bùng nổ. Việc bàn giao vũ khí ban đầu dự kiến ​​diễn ra tại Cộng hòa Séc và phía Ukraine chịu trách nhiệm vận chuyển chúng về nước vẫn chưa được thực hiện, nay sẽ do Séc đảm nhiệm.

Ngoài ra, Thủ tướng Bỉ De Croo ngày 26/2 cho biết sẽ cung cấp cho Ukraine 2.000 súng máy và 3.800 tấn nhiên liệu để hỗ trợ quân đội nước này.

Ông De Croo cho biết trên mạng xã hội rằng Bỉ cũng sẽ đóng góp 300 binh sĩ cho Lực lượng phản ứng nhanh của NATO, sẽ được triển khai tới Romania. Ông cũng nói chính phủ Bỉ đang nghiên cứu yêu cầu hỗ trợ thêm của Ukraine.

Lithuania cũng đã nhiều lần tuyên bố Ukraine cần sự hỗ trợ hết mình của các đối tác châu Âu. Theo tin của hãng thông tấn TASS vào ngày 25/2, Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania Arvydas Anusauskas nói Lithuania sẽ cung cấp cho Ukraine "vũ khí sát thương", nhưng không nói rõ loại vũ khí nào sẽ được cung cấp.

Đức, nước luôn theo đuổi chính sách không gửi vũ khí tới các khu vực xung đột, đã thay đổi quan điểm trước đây trong cuộc xung đột Nga-Ukraine này. Thủ tướng Đức Scholz cho biết trên phương tiện truyền thông xã hội vào ngày 26/2 rằng ông sẽ cung cấp cho Ukraine 1.000 vũ khí chống tăng và 500 tên lửa đất đối không Stinger, đồng thời chấp thuận cho Hà Lan và Estonia cung cấp cho Ukraine vũ khí do Đức sản xuất hoặc được sản xuất theo công nghệ Đức.

Báo Đức đưa tin Chính phủ quyết định viện trợ 2.700 tên lửa phòng không thời Đông Đức cho Ukraine.

Báo Đức đưa tin Chính phủ quyết định viện trợ 2.700 tên lửa phòng không thời Đông Đức cho Ukraine.

Trước đó, Chính phủ Đức cũng cho biết trong một tuyên bố đã đồng ý cung cấp cho Ukraine 400 quả tên lửa do Đức sản xuất và 14 xe bọc thép chở quân thông qua Hà Lan và 10.000 tấn nhiên liệu qua Ba Lan.

Với sự leo thang của tình hình Nga và Ukraine, Đức cũng đã thông qua một kế hoạch viện trợ quân sự mới cho Ukraine. Theo truyền thông Đức Süddeutsche Zeitung ngày 3/3, Đức sẽ cung cấp cho Ukraine 2.700 tên lửa phòng không di động Iagla thời Đông Đức. Những tên lửa do Liên Xô sản xuất này có từ thời CHDC Đức và hiện đang được cất giữ trong các kho đạn dược.

Tuy nhiên, một điều đáng xấu hổ đã xảy ra, theo giới truyền thông Đức, 1/3 số tên lửa cũ mà Đức gửi cho Ukraine còn chưa được sử dụng thì 1/3 đã phải tiêu hủy vì không còn dùng được.

Der Spiegel đưa tin, các tên lửa do Đức viện trợ đều có tuổi đời ít nhất 35 năm và có "vết nứt nhỏ trên ống phóng", khiến vũ khí bị ăn mòn và oxy hóa.

Các cơ quan truyền thông Đức cũng đưa tin rằng các hộp gỗ chứa vũ khí đã trở nên "ẩm mốc nghiêm trọng" đến mức các binh sĩ của Đức phải mặc đồ bảo hộ để vào kho vũ khí liên quan khi họ kiểm tra vào tháng 11 năm ngoái.

Điều đáng nói là khi xung đột giữa Nga và Ukraine đang nóng lên, Đức sau khi tuyên bố "chúng tôi đứng về phía các bạn", chỉ hỗ trợ Ukraine 5.000 mũ bảo hộ.

Về vấn đề này, thị trưởng thủ đô Kyiv của Ukraine, Vitaly Klitschko, đã châm biếm rằng Bộ Quốc phòng Đức dường như không hiểu về mối đe dọa từ Nga. "Đức sẽ hỗ trợ gì tiếp theo, chắc là những cái gối?".

Thủ tướng Canada Trudeau tuyên bố ủng hộ Ukraine trên Twitter.

Thủ tướng Canada Trudeau tuyên bố ủng hộ Ukraine trên Twitter.

Canada: Trang thiết bị quân sự phi sát thương trị giá 25 triệu CAD + 460 quân bổ sung

Canada, quốc gia luôn duy trì "mặt trận thống nhất" với Mỹ, nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine, Thủ tướng Justin Trudeau đã đưa ra một tuyên bố trên Twitter vào ngày 28/2, cho biết Canada sẽ gửi các thiết bị quân sự không sát thương như mũ bảo hiểm và áo giáp cho Ukraine.

Ông Trudeau đã tweet rằng Canada sẽ cung cấp cho Ukraine các vật tư quân sự bổ sung, bao gồm thiết bị nhìn đêm, áo giáp, mặt nạ phòng độc và mũ bảo hiểm, theo yêu cầu. Để vận chuyển các nguồn cung cấp này đến Ukraine và đáp ứng các nhu cầu khác của NATO, Canada sẽ cung cấp hỗ trợ không vận.

Ngoài tuyên bố của Thủ tướng Trudeau, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Melanie Joly xác nhận rằng bà đã nhận được yêu cầu trực tiếp từ Phó Thủ tướng Ukraine Stefanishna về việc cung cấp quân sự, The Guardian đưa tin vào ngày 28/2: giá trị viện trợ sẽ là 25 triệu CAD .

Ngoài ra, sau khi tuyên bố trừng phạt quân sự đối với Nga, ngày 22/2, Ông Trudeau cũng tuyên bố sẽ đóng góp quân sự bổ sung cho NATO, bao gồm việc triển khai thêm 460 quân tới quốc gia Baltic Latvia, triển khai thêm một tàu khu trục nhỏ và máy bay tuần tra biển. Canada cũng sẽ triển khai khoảng 3.400 quân cho lực lượng phản ứng của NATO nếu cần.

Hiện tại, Canada có khoảng 800 quân được triển khai ở châu Âu, trong đó có 540 quân ở Latvia.

Kosovo: Đổi viện trợ quân sự cho Ukraine để gia nhập NATO

Ngày 27/2, Kosovo cho biết đã gia nhập hàng ngũ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Mehaji của Kosovo cho biết, nếu Mỹ yêu cầu, Kosovo sẵn sàng giúp Ukraine trong bất kỳ hoạt động quân sự nào.

Tin cho biết, Armend Mehaj cho biết sau khi bùng nổ xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, Kosovo đã đề nghị Mỹ thành lập một căn cứ quân sự thường trực ở nước này và đẩy nhanh quá trình gia nhập NATO.

Kosovo yêu cầu Mỹ đặt căn cứ quân sự ở nước này để đổi lấy việc gia nhập NATO.

Kosovo yêu cầu Mỹ đặt căn cứ quân sự ở nước này để đổi lấy việc gia nhập NATO.

Nhật Bản: Cung cấp thiết bị phòng vệ như áo giáp và mũ bảo hiểm

Theo Kyodo News ngày 8/3, như một biện pháp hỗ trợ Ukraine bị quân đội Nga tấn công, chính phủ Nhật Bản đã tiết lộ quyết định sửa đổi hướng dẫn sử dụng "Ba nguyên tắc của chuyển giao thiết bị quốc phòng" quy định các quy tắc xuất khẩu trang thiết bị của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản, cung cấp cho Ukraine các thiết bị cho lực lượng tự vệ như áo chống đạn và mũ bảo hiểm.

Kyodo News đưa tin vào ngày 7/3 rằng ngoài áo giáp và mũ bảo hiểm, các nguồn cung cấp mà chính phủ Nhật Bản đang xem xét cung cấp còn bao gồm quần áo mùa đông, lều bạt, máy ảnh, thiết bị y tế, thực phẩm, máy phát điện.

Theo tài khoản Twitter của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản vào ngày 8/3, một máy bay tiếp dầu KC-767 chở áo chống đạn và mũ bảo hiểm đã khởi hành từ căn cứ Komaki đến Ukraine vào đêm hôm đó. Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm cho Ukraine.