Mới đây, mặc dù chuẩn bị có chuyến thăm Trung Quốc vào tháng 4/2016 nhưng thủ tướng Australia Malcolm Turnbull vẫn công khai công kích những hành động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông và bày tỏ ủng hộ lập trường “tự do hàng hải” của Mỹ.
Ông Malcolm Turnbull đồng thời cho biết sẽ tiếp tục cử tàu chiến và máy bay sang biển Đông, “các biện pháp cử tàu chiến và máy bay sang khu vực này là hợp pháp, lập trường này cũng sẽ không thay đổi. Đầu tháng 3/2016, Mỹ mới đưa nhóm tàu sân bay sang biển Đông, điều này cho thấy tự do hàng hải ở vùng biển tồn tại nhiều tranh cãi chủ quyền đã trở thành nhiệm vụ mới quan trọng nhất của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Nên hiểu thế nào về cái gọi là “tự do hàng hải” của Mỹ và Australia. Muốn lý giải khái niệm này, cần đồng thời hiểu được hai bối cảnh của vấn đề này.
Một mặt, khái niệm “tự do hàng hải” mà các bên đề cập bắt nguồn từ nguyên tắc thông hành của Luật quốc tế, cơ sở pháp lý chủ yếu dựa vào Công ước Luật biển Liên hợp quốc được thông qua vào năm 1958, đặc biệt là “quyền thông qua vô hại” và các quy định về “tự do ở vùng biển chung” được đề cập trong công ước này.
Trong lịch sử, nguyên tắc tự do trên biển một thời gian dài được thể hiện ở việc tàu thuyền hoạt động trên biển chỉ chịu sự phối của luật pháp quốc gia mà tàu đã đăng ký (tàu phải treo cờ của quốc gia đó). Sau khi Luật biển quốc tế ngày càng được kiện toàn, quyền lợi của các nước ven biển dần dần được coi trọng, do đó nảy sinh quy định “thông qua vô hại”: Mặc dù tất cả mọi tàu thuyền đều có quyền đi qua lãnh hải của các quốc gia khác, tuy nhiên buộc phải cam kết không làm tổn hại đến hòa bình, trật tự hoặc an ninh của các nước ven biển.
Do Công ước luật biển quốc tế quy định rõ rằng: “Tàu thuyền của mọi quốc gia đều được hưởng quyền lợi lãnh hải thông qua vô hại”, do đó, đối tượng được thực hiện “quyền tự do trên biển’ cũng bao gồm tàu chiến và tàu công vụ của chính phủ. Vài năm gần đây, do sự xung đột giữa quyền đi lại trên biển của các quốc gia khác và lợi ích an ninh của nước ven biển ngày càng gia tăng, những điều kiện hạn chế đối với quy định “thông qua vô hại” của tàu chiến và tàu công vụ của chính phủ cũng có xu hướng tăng dần, tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, quy định “tự do hàng hải” vẫn có hiệu lực với tất cả các loại tàu thuyền.
Tàu sân bay Mỹ tăng cường hoạt động trên biển Đông
Do vùng biển chung được mở rộng với tất cả các quốc gia, còn kể cả đó là vùng lãnh hải của một quốc gia nào đó, Luật quốc tế cũng ủng hộ hoạt động “thông qua vô hại”, do đó bản thân hoạt động “tuần tra tự do” của Mỹ không liên quan đến việc có thừa nhận chủ trương lãnh thổ mà Trung Quốc đưa ra đối với các đảo trên biển Đông hay không. Trung Quốc cho rằng, hoạt động “tuần tra tự do” mà Mỹ phát động tại một số hòn đảo trên biển Đông có ý đồ chiến lược rõ ràng và ngọn nguồn lịch sử sâu sắc, và đây cũng là nguyên nhân căn bản khiến những bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ liên tiếp xảy ra trong thời gian quan.
Trong lịch sử nước Mỹ, duy trì “tự do hàng hải” từng một thời gian dài được coi là trọng tâm của chính sách ngoại giao, vào khoảng năm 1.800- thời điểm nước Mỹ vừa mới giành được độc lập không lâu, vì duy trì hoạt động tự do hành hải mà Mỹ đã bất chấp nguy cơ liên quan đến sự tồn vong của quốc gia, lần lượt để xảy ra cuộc chiến tranh với hai nước Pháp và Anh, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hoạt động bá quyền trên biển mà Mỹ thiết lập trên phạm vi toàn cầu đã được bổ sung nội hàm “truyền thống tự do hàng hải” của nước Mỹ, đồng thời trực tiếp đóng vai trò chất xúc tác, thúc đẩy “chương trình tự do hàng hải” năm 1982 ra đời. Trung Quốc cáo buộc rằng, chính “chương trình tự do hàng hải” đã đóng vai trò cơ sở lý luận cho việc Mỹ cử tàu chiến sang các hòn đảo trên biển Đông chứ không phải Công ước biển của Liên hợp quốc!
Bối cảnh ra đời của “Chương trình tự do hàng hải” là việc các nước ven biển không ngừng mở rộng phạm vi đưa ra yêu sách chủ quyền (điển hình là Trung Quốc) đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động bá quyền trên biển của Mỹ. Và nội dung quan trọng nhất của chương trình này là ngăn chặn “chủ trương quá đà trên biển” của các quốc gia ven biển. Chương trình này ra đời trong nhiệm kỳ của tổng thống Mỹ Jimmy Carter, được các tổng thống nhiệm kỳ sau kế thừa và hoàn thiện, dùng chương trình này để “chủ động bảo vệ quyền lợi của nước Mỹ, để quyền lợi này không bị các nước ven biển xâm phạm trái phép”. Theo Mỹ, “chủ trương quá đà trên biển” gồm 6 loại chủ trương, trong đó bao gồm “Mỹ không ngừa nhận chủ trương vùng vịnh/vùng biển mang tính lịch sử”, “yêu cầu tàu chiến phải thông báo trước hoặc được sự đồng ý của nước sở tại mới có thể “thông qua vô hại” và “một số chủ trương tuyên bố sở hữu quyền quản hạt đối với khu vực nằm ngoài phạm vi 12 hải lý, như khu vực an ninh...”
Do tồn tại nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề quyền sở hữu các đảo trên biển Đông, rõ ràng là ngay từ đầu, yêu sách chủ quyền mà Trung Quốc đưa ra đối với các đảo trên biển Đông đã bị Washington nhận định là “chủ trương quá đà trên biển”, cũng chính vì lẽ đó, Mỹ không hề giấu diếm chương trình “hàng hải tự do trên biển”, đồng thời tìm mọi cách ngăn chặn mưu đồ tham vọng lãnh thổ của Trung Quốc, và những vụ va chạm giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh vấn đề biển Đông cũng đặc biệt thu hút sự chú ý của dư luận.
Con bài hạt nhân khiến Trung Quốc đau đầu
Những xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc trong thời gian qua xung quanh vấn đề biển Đông đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của truyền thông quốc tế. Loại vũ khí tối tân nhất mà Mỹ có thể sử dụng để “trị” Trung Quốc là gì?
Đã từ lâu, tàu ngầm hạt nhân tấn công luôn là loại vũ khí bí mật của Mỹ, khi xảy ra tình huống khẩn cấp, chúng sẽ là cây gậy chỉ huy để Mỹ và các nước đồng minh đối phó với Trung Quốc hoặc Nga. Hiện tại, các kênh sức mạnh truyền thống của Mỹ như tàu sân bay đã rất khó xuất hiện ở vùng biển xảy ra xung đột được bố trí dày đặc vũ khí chống tiếp cận, và dường như tàu ngầm hạt nhân tấn công có khả năng tàng hình đã trở thành lựa chọn lý tưởng nhất để đối đầu với hệ thống chống tiếp cận chí mạng.
Mới đây, tạp chí National Interest của Mỹ đưa tin, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ chống ngầm, thế mạnh của tàu ngầm hạt nhân dần dần mất đi, Trung Quốc bắt đầu thiết lập mạng lưới sonar săn ngầm ở khắp các vùng biển mà tàu ngầm hạt nhân của Mỹ buộc phải đi qua, rất nhiều người bắt đầu lo ngại tàu ngầm hạt nhân hiện đại của Mỹ sẽ trở thành “đồ phế thải” trong thế kỷ XXI giống như những chiếc thiết giáp hạm cồng kềnh thuở nào.
Vậy đối với Mỹ hiện nay, biện pháp đối phó hữu hiệu nhất, thông minh nhất là gì? Giới tàu ngầm Mỹ bắt đầu thảo luận việc cải tiến tàu ngầm hạt nhân thành mẫu hạm tàu ngầm có thể phóng thủy phi cơ không người lái (UAV) hoặc tàu ngầm không người lái (UUV), để nó có thể tấn công kẻ địch ở cự ly rất xa.
Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Johns Hopkins của Mỹ đã đạt được bước tiến lớn trên phương diện này, họ đã nghiên cứu ra một loại “máy bay thủy cơ không người lái (UAV) có thể triển khai dưới nước, đồng thời hoàn thành được các nhiệm vụ trên không.
Bài viết nhấn mạnh, mặc dù nghiên cứu này vẫn đang ở giai đoạn bước đầu, nhưng chắc chắn công trình nghiên cứu này sẽ có tương lai, nếu loại máy bay thủy cơ không người lái này có thể phóng đại và đảm nhiệm được cái nhiệm vụ tấn công, đồng thời cài được vào nòng phóng ngư lôi của tàu ngầm, đồng thời mang được các máy cảm ứng hoặc vũ khí cảm ứng khác, thì chắc chắn hải quân Mỹ sẽ muốn có một kênh tác chiến thực hiện được nhiệm vụ trinh sát và tấn công từ cự ly xa như thế, kênh tác chiến này có thể hóa giải những thách thức mà tàu ngầm hạt nhân phải lệ thuộc từ lâu.
Trên thực tế, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có thể biến thành mẫu hạm dưới nước vừa thực hiện các nhiệm vụ trinh sát, vừa thực hiện các nhiệm vụ tấn công dưới nước và trên không, do đó ta có thể gọi nó là mẫu hạm lưỡng cư.
Báo chí Mỹ đưa tin, mặc dù hiện tại vẫn còn rất nhiều vấn đề, nhưng ý tưởng này thực sự khiến họ phấn chấn, có thể điều này sẽ khiến Bắc Kinh và Moscow cực kỳ đau đầu.
Thiết giáp hạm là một loại tàu chiến lớn được bọc thép với dàn hỏa lực chính bao gồm pháo có cỡ nòng hạng nặng. Thiết giáp hạm to hơn, được trang bị vũ khí mạnh hơn và có vỏ giáp tốt hơn so với tàu tuần dương và tàu khu trục. Là những tàu chiến vũ trang lớn nhất của hạm đội, thiết giáp hạm thường được sử dụng để chiếm lấy quyền kiểm soát mặt biển và là đại diện cho đỉnh cao sức mạnh hải quân của một quốc gia trong giai đoạn từ thế kỷ XIX cho đến Chiến tranh Thế giới thứ hai. Cùng với sự nổi lên của không quân và tên lửa điều khiển, pháo cỡ lớn giờ đây không còn xem là cần thiết để chiếm ưu thế hải quân, và kết quả là không còn chiếc thiết giáp hạm nào được sử dụng trong quân đội thường trực
Đ.Q