Mỹ ráo riết “hợp tung liên hoành” trị Trung Quốc ở Biển Đông

VietTimes -- Tạp chí Foreign Affairs của Mỹ vừa đăng bài phân tích nhan đề Thắng lợi ngắn ngủi của Trung Quốc trên biển Đông và vấn đề lâu dài. Trong thời gian tới, Mỹ sẽ tăng cường thúc đẩy chiến lược "hợp tung, liên hoành" về quân sự để ngăn cản mưu đồ của Trung Quốc trên biển Đông.
Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động quân sự đa phương trên biển Đông để chặn đứng tham vọng của Trung Quốc
Mỹ sẽ tăng cường các hoạt động quân sự đa phương trên biển Đông để chặn đứng tham vọng của Trung Quốc

Mới đây, trang Diplomat (Ngoại giao) của Mỹ đã đăng tải bài viết với nhan đề Thắng lợi ngắn ngủi của Trung Quốc trên biển Đông và vấn đề lâu dài. Diện mạo của biển Đông đang bị thay đổi nhanh chóng. Nguồn tin mới nhất cho thấy, có thể Trung Quốc đang chuẩn bị triển khai công trình bồi đắp trái phép trên bãi cạn Scarborough. Mấy tuần trước, hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang bố trí hệ thống radar tinh nhuệ tại đá Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, đồng thời bố trí hai tổ  hợp tên lửa đất đối không tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tích cực đẩy mạnh cân bằng quân sự

Xét trên nhiều phương diện, những nỗ lực của Washington trong vấn đề biển Đông cũng đang đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Mỹ đã vạch trần các hành vi của Trung Quốc, để các hành vi này được phanh phui trước dư luận quốc tế, giành được quyền tự do hàng hải, đồng thời đang thiết lập sự ủng hộ cho hoạt động tự do hàng hải ở khu vực này. Mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN mật thiết hơn bao giờ hết, đối tác ASEAN của Mỹ cũng bắt đầu bày tỏ sự lo ngại nghiêm trọng đối với hoạt động tự do hàng hải, hàng không và cơ sở pháp lý trên biển Đông (những vấn đề này đều liên quan đến lợi ích quốc gia quan trọng của Washington).

Có thể Trung Quốc đã bố trí trái phép tên lửa chống tàu Ỵ-62 tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Bài viết nhấn mạnh, một điều khiến người ta phải đặt câu hỏi là, song song với việc đạt được những bước tiến quan trọng về chính trị, tại sao Washington lại vấp phải nhiều khó khăn trong lĩnh vực phòng ngự ở vùng biển tồn tại nhiều tranh chấp chủ quyền này. Nguyên nhân hết sức đơn giản. Washington đặt trọng tâm của chiến lược biển Đông vào sự cân bằng chính trị của khu vực này, nhằm mục đích giành được sự ủng hộ tối đa của khu vực cho lợi ích của nước Mỹ, trong khi đó, Mỹ lại thúc đẩy khá chậm các hoạt động tăng cường hoạt động quân sự, Mỹ lại thúc đẩy khá chậm.

Mặt khác, trọng điểm quan tâm của Bắc Kinh luôn là sự cân bằng quân sự mang tính chiến thuật, tốc độ xây đảo của Bắc Kinh nhanh hơn tốc độ Mỹ xây dựng mang lưới liên minh. Kết quả đã hình thành nên cục diện cân bằng chính trị hết sức có lợi cho Washington, nhưng lại bất lợi về mặt cân bằng quân sự cho Washington.

Chiến lược biển Đông của Mỹ được hình thành dựa trên tiền đề về sự cân bằng theo một hình thức nào đó. Giống như các nhà quyết sách Mỹ đã nhiều lần nhấn mạnh, Mỹ không phải là nước đưa ra tuyên bố chủ quyền trên biển Đông, nhưng lại có lợi ích rõ ràng ở khu vực này, bao gồm tự do hàng hải, tự do hàng không và pháp lý. Hay nói các khác, Mỹ mong muốn bảo vệ những quy tắc cơ bản cấu thành nên trật tự quốc tế ở khu vực châu Á.

Mỹ đã nhận thức được rằng, nếu áp dung một chiến lược biển Đông khiến các quốc gia trong khu vực này xa rời nhau sẽ không thể thực hiện thành công mục tiêu nói trên. Mỹ còn hợp tác với Trung Quốc trong nhiều vấn đề như vấn đề Iran, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên hoặc vấn đề biến đổi khí hậu. Do đó, các nhà quyết sách của Washington vẫn kiên quyết lợi dụng sức mạnh của sự cân bằng trong khu vực để đối phó với các hành động của Trung Quốc trên biển Đông.

Bài viết cho rằng, dĩ nhiên chiến lược của Washington không chỉ bó  hẹp trong phạm trù ngoại giao: Mối quan hệ chính trị mật thiết hơn khiến Mỹ có thể tăng cường vị thế an ninh cho mình ở biển Đông. Singapore đã đồng ý cho Mỹ triển khai tàu chiến và máy bay trinh sát trong lãnh thổ nước này. Mỹ đang thay thế lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú tại thành phố Darwin của Australia. Philippines đã thông qua hiệp định tăng cường hợp tác phòng ngự, hiệp định này cho phép Washington sử dụng ít nhất 5 căn cứ quân sự giáp với biển Đông. Các đồng minh của Mỹ cũng tích cực cải thiện mối quan hệ cho mình, mới đây, Nhật Bản và Philippines cũng ký kết hiệp định phòng ngự.

Tên lửa chống tàu YJ-62 của Trung Quốc 

Thách thức nằm ở chỗ, yếu tố chính trị và an ninh của chiến lược liên minh mà Mỹ xây dựng cần được thúc đẩy trường kỳ. Mỗi quốc gia Đông nam Á đều có những lợi ích riêng biệt cần xem xét, bao gồm mối quan hệ với Trung Quốc. Ngoài ra, mặc dù Washington đang tăng cường sự tồn tại về quân sự cho mình ở biển Đông, nhưng gần như các bên đưa ra tuyên bố chủ quyền trên biển Đông đều không có lực lượng hải quân và lực lượng cảnh sát biển mạnh (do đó cần sự hỗ trợ và đầu tư của Mỹ cho các nước đối tác).

Do các nước trên thế giới còn nhiều vấn đề an ninh phải đối phó như vấn đề tổ chức “Nhà nước Hồi giáo IS” hay vấn đề Ukraine, Washington có thể ưu tiên xem xét khu vực Thái Bình Dương, tuy nhiên cũng không thể coi nhẹ các khu vực khác trên thế giới, hơn nữa vai trò lãnh đạo được phát huy trong nội bộ liên minh cân bằng đa dạng hóa không thể nhìn thấy hiệu quả ngay lập tức.

Diplomat cho biết, sự nỗ lực của Washington đã giành được sự ủng hộ của các nước trong khu vực biển Đông, rất có thể những nỗ lực này sẽ giúp Mỹ đạt được nhưng thành quả lớn trong việc duy trì sự tồn tại quân sự lâu dài ở khu vực này. Tuy nhiên những nỗ lực này không ngăn cản được việc Trung Quốc thay đổi sự cân bằng về quân sự tại biển Đông trong thời gian qua.

Nếu Mỹ và các nước đối tác muốn ngăn cản bước đi của Trung Quốc thì buộc phải tập trung xóa bỏ khoảng cách giữa sự cân bằng về chính trị và cân bằng về quân sự. Điều này đồng nghĩa với việc phải chuyển biến những nhận thức chung về chính trị đang ngày càng được tăng cường thành hành động quân sự đa phương trên biển Đông, và những hành động này do Mỹ đóng vai trò lãnh đạo. 

Đ.Q