Mỹ - Trung: Cuộc đấu quyết liệt dành quyền thống trị bầu trời Biển Đông

Tàu USS Fort Worth (LCS-3), chiến hạm tác chiến ven bờ hiện đại của Hải quân Mỹ, đã phóng  một UAV trinh sát và một trực thăng Seahawk để tuần tra vùng trời quần đảo Trường Sa, theo một tuyên bố ít được chú ý đăng trên trang web Hải quân Mỹ.
Một bức không ảnh chụp từ máy bay quân sự Philippines cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực xây đảo nhân tạo trên đảo Đá Vành Khăn (Mischief Reef ) thuộc quần đảo Trường Sa.
Một bức không ảnh chụp từ máy bay quân sự Philippines cho thấy Trung Quốc đang nỗ lực xây đảo nhân tạo trên đảo Đá Vành Khăn (Mischief Reef ) thuộc quần đảo Trường Sa.

Biển Đông tiếp tục nóng lên với sự hiện diện của chiến hạm tác chiến ven bờ Mỹ USS Fort Worth (LCS-3). Theo BusinessInsider

Khi Hải quân Mỹ đưa một tàu tác chiến ven bờ đến tuần tra lần đầu tiên ở quần đảo Trường Sa, nơi đang nóng lên bởi những sự kiện tranh chấp trên Biển Đông tuần qua, bầu trời vùng nước Trường Sa thật đẹp và trong trẻo.  

Mặc dù trang Web Hải quân Mỹ  không đề cập đến việc Trung Quốc đang bồi đắp với tốc độ chóng mặt những hòn đảo nhân tạo nhằm mục đích quân sự tại quần đảo Trường Sa, hành động của tàu USS Fort Worth là một minh chứng về khả năng Mỹ có thể can thiệp cứng rắn trong trường hợp Bắc Kinh tuyên bố triển khai Vùng nhận dạng phòng không Biển Đông ( Zone Air Defence Identification (ADIZ)) trong khu vực – điều mà các chuyên gia và các quan chức quân sự nhận thấy những động thái ngày càng có khả năng biến dự báo trở thành hiện thực.

"Đó sẽ là điều không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta chơi trò đặt cược tiền lương, tôi dám cược rằng Bắc Kinh cuối cùng sẽ tuyên bố thành lập ADIZ, tôi chỉ không biết khi nào", một sĩ quan chỉ huy cao cấp Mỹ, rất quen thuộc với tình hình khu vực châu Á nói.

Khu vực nhận dạng phòng không ADIZ không được điều chỉnh bởi các điều ước chính thức hoặc pháp luật quốc tê nhưng được một số quốc gia sử dụng để mở rộng quyền kiểm soát không phận bên ngoài biên giới. Lực lượng phòng không quốc gia đó sẽ yêu cầu danh tính và mục đích bay của máy bay dân sự và quân sự để xác định và kiểm soát các phương tiện bay hoặc đối mặt với nguy cơ đánh chặn tiềm năng.

Mỹ và Nhật Bản đã cực lực lên án và chỉ trích Trung Quốc khi nước này áp đặt vùng nhận dạng phòng không ADIZ  ở Biển Hoa Đông, bao trùm lên đảo Senkaku không có người ở mà Bắc Kinh thực hiện các hành động tranh chấp với Tokyo vào cuối năm 2013.

Cơ sở quân sự mà Trung Quốc đang nỗ lực xây dựng trên đảo chìm Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Reef) trong quần đảo Trường Sa, theo ảnh vệ tinh nhìn rõ một đường băng dài 3.000 mét (10.000 feet), đài radar kiểm soát không lưu  cảnh báo sớm và tổ hợp căn cứ quân sự này có thể sẽ chính thức hoạt động vào cuối năm nay. Các sĩ quan chỉ huy Hải quân Mỹ cho biết nhưng từ chối bình luận.

Các ảnh chụp từ vệ tinh gần đây cũng cho thấy việc bồi đắp trên đảo Đá Xu bi ( Subi Reef) tạo thành những gò đất khổng lồ, nếu kết nối các gò đất với nhau, có thể tạo không gian cho một đường băng có kích thước tương tự.

Các quan ngại của Washington  ngày càng tăng khi các quan chức chính trị, quân sự cho rằng:  Trung Quốc có thể áp đặt các quy định nhằm hạn chế vùng nước và vùng trời trên quần đảo Trường Sa khi Bắc Kinh hoàn thành việc bồi đắp và xây dựng căn cứ quân sự trên bảy hòn đảo nhân tạo. Vấn đề quan ngại về những tham vọng của Bắc Kinh có thể sẽ là nội dung chương trình nghị sự mà Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ đưa ra đàm phán khi gặp các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Bắc Kinh vào cuối tuần này.

  Đảo Đá Tứ Nghĩa (Hughes Reef )15.11.2014.

Những khó khăn thực thi tham vọng

Trung Quốc, quốc gia với sức mạnh đang trỗi dậy ở châu Á đã đưa ra tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, qua vùng biển này là các hoạt động vận tải thương mại có trị giá đến  5 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei cũng có tuyên bố về chủ quyền trên vùng nước Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố dù không có một căn cứ nào rằng họ có mọi quyền để thiết lập khu vực nhận dạng phòng không ADIZ nhưng  điều kiện hiện nay ở Biển Đông không đảm bảo cho Bắc Kinh thực hiện được điều này.

Triển khai khu vực nhận dạng phòng không ADIZ sẽ rất khó khăn ngay cả với điều kiện có hai đường băng trên các đảo nhân tạo, có khả năng cho phép các chiến đấu cơ hạ và cất cánh cũng như hoạt động trên vùng trời Trường Sa, cùng với một đường băng mới mở rộng trên đảo Phú Lâm ( Woody) thuộc quần đảo Hoàng Sa đang nằm trong diện tranh chấp (do Trung Quốc xâm chiếm từ năm 1974), chuỗi đảo nằm xa hơn về phía bắc. Lý do chủ yếu  của khó khăn này  vì khoảng cách từ các đảo đến đại lục thực sự quá xa, các sĩ quan quân sự và các chuyên gia địa chính trị khu vực Đông Nam Á cho biết .

Ví dụ như Quần đảo Trường Sa, có khoảng cách đến 1.100 km (680 dặm) tính từ lục địa Trung Quốc, các căn cứ không quân được trang bị tốt của PLA nằm dọc theo bờ biển cũng ngoài tầm tác chiến và yểm trợ của các máy bay tầm xa.

"Ngay cả với các đảo nhân tạo mới, đây sẽ là một vấn đề căng thẳng nếu Trung Quốc muốn thường xuyên kiểm soát một khu vực không phận có tầm xa như vậy về phía nam," Richard Bitzinger, nhà phân tích an ninh khu vực tại Trường Nghiên cứu Quốc tế  S. Rajaratnam  của Singapore cho biết.

Quân đội Nhật Bản và Mỹ  đã phớt lờ khu vực ADIZ trên biển Hoa Đông của Trung Quốc, cũng như hai hãng hàng không lớn của Nhật Bản, ANA Holdings và Japan Airlines.

Một nghiên cứu độc lập của cơ quan  Nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ vào đầu năm nay đã đưa ra báo cáo ghi nhận rằng: khi lực lượng không quân Trung Quốc chủ động thực hiện giám sát khu vực ADIZ  với radar mặt đất từ ​​bờ biển, không quân PLA  nhìn chung đã thể hiện sự kiềm chế trong xuốt quá trình từ khi lập ADIZ đến nay.

Lực lượng không quân Mỹ đánh giá: Các máy bay của Trung Quốc thực sự không có khả năng duy trì sự hiện diện liên tục trên biển Hoa Đông.  

  Bản đồ phân vùng khu vực tuyên bố chủ quyền của các nước có tranh chấp trên Biển Đông theo Reuters, trong đó thể hiện rõ tham vọng của Trung Quốc và Đài Loan, không dựa trên bất cừ căn cứ nào

Nguy cơ xung đột leo thang

Những hoạt động của các bên trên Biển Đông có thể chứng minh cho Trung Quốc thấy được có nhiều  vấn đề khó khăn hơn do sự phức tạp của các tranh chấp và khả năng đặt ra thách thức đối đầu mới từ Hải quân và Không quân Mỹ.

Thật vậy, thứ Ba tuần vừa qua, một quan chức Mỹ cho biết Lầu Năm Góc đang cân nhắc việc đưa máy bay quân sự và chiến hạm đến Biển Đông để khẳng định quyền tự do hàng hải xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang bồi đắp. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả bằng phản ứng rằng Bắc Kinh "cực kỳ quan ngại" và yêu cầu làm rõ nội dung tuyên bố trên.

Thứ Sáu tuần này, Trung Quốc đã cáo buộc Philippines phối hợp với Mỹ  "thổi phồng mối đe dọa Trung Quốc" trên quần đảo Trường Sa. Hơn thế nữa, các sĩ quan chỉ huy quân đội Philippines, chịu trách nhiệm quản lý và cảnh giới khu vực cho biết: Trung Quốc gần đây đã liên tiếp 6 lần cảnh báo các máy bay của lực lượng không quân, các tàu của hải quân Philippines rời khỏi khu vực quần đảo Trường Sa . Philippines đã kiên quyết bác bỏ những yêu cầu vô lý này.

Zhang Baohui, chuyên gia về an ninh đại lục  tại Đại học Lĩnh Nam Hồng Kông, cho biết ông rất lo lắng về nguy cơ đối đầu mới giữa Bắc Kinh và Washington từ bất kỳ sự hiện diện lực lượng của Mỹ nào trong khu vực.

"Đó là sự thiếu thận trọng," chuyên gia này nói khi đề cập đến kế hoạch mới nhất của Washington.

"Việc này sẽ kích động cho sự leo thang tình hình ngoài ý muốn," ông nói thêm. "Người Mỹ có sẵn sàng chấp nhận những hậu quả của sự leo thang này?"

Trên biển, sự căng thẳng đã rõ ràng.

Những báo cáo từ  tàu tác chiến ven biển USS Fort Worth, có thể thực hiện nhiệm săn tàu ngầm và  hỗ trợ đổ bộ, ghi nhận rằng tàu LCS 03 đã nhiều lần gặp các chiến hạm của Hải quân nhân dân Trung hoa trong quá trình tuần tra của mình. Bản báo cáo đã không đi vào chi tiết cụ thể các cuộc gặp.

"Mối quan hệ tương tác giũa tàu chúng tôi với các hạm tàu Trung Quốc đang  tiếp tục diễn ra một cách chuyên nghiệp và (Quy định về các cuộc gặp trên biển không có trong quy hoạch) sẽ giúp làm rõ ý định của nhau và ngăn chặn những nhầm lẫn trong thông tin" Chỉ huy trưởng Matt Kawas, sĩ quan chỉ huy của tàu Fort Worth, cho biết trong báo cáo của mình.

(Bài viết được Tim Kelly và Nobuhiro Kobu ở YOKOHAMA, Nhật Bản bổ sung;  Dean Yates biên tập)

Theo: QPAN