Tiến sĩ Dan Goure, phó chủ tịch Viện Lexington nhận xét trên National Interest rằng, Mỹ đang đánh mất ưu thế lâu nay về radar tinh vi, điều khiển chiến trận bằng máy tính và vũ khí dẫn đường chính xác. Đó là những công nghệ then chốt tạo làm nên cái gọ là Chiến lược thay đổi thứ hai, cho phép quân đội Mỹ đối phó với những đối thủ như Liên Xô trước đây, khi vào thời điểm thập niên 1970 đã đạt trình độ ngang bằng MY về vũ khí hạt nhân và có ưu thế vượt trội về số lượng về các lực lượng quy ước.
Hiện nay Nga và Trung Quốc đang triển khai những hệ thống vũ khí chính xác tối tân, bao gồm cả phòng thủ và tiến công, hợp nhất với các hệ thống radar tinh vi và hệ thống chỉ huy tự động hóa tối tân. Quân đội Mỹ cần đầu tư vào những khả năng mới, trong một Chiến lược thay đổi thứ ba, để đánh bại các kẻ địch tiềm tàng đương đầu với Mỹ bằng Công nghệ thay đổi thứ hai.
Lãnh đạo bộ quốc phòng Mỹ đã xác định được một số các công nghệ được đánh giá là chủ yếu của Chiến lược thay đổi thứ ba này. Chúng bao gồm các hệ thống và máy móc có khả năng tự động học hỏi; kết hợp máy móc với con người; tác chiến trợ giúp con người hay theo các cách thức máy móc có thể giúp con người tác chiến một cách hiệu quả hơn; và đội người-máy móc tinh vi mà một người làm việc với một hệ thống tự động hoặc các vũ khí bán tự động được trui rèn trong môi trường chiến tranh điện tử.
Theo hình dung, Chiến lược thay đổi thứ ba không thực sự hoàn toàn mới hay khác biệt. Đó là sự mở rộng hợp lý của các cuộc cách mạng đan diễn ra trong công nghệ thông tin và máy tính. Các máy tính siêu thông minh, robot và các loại vũ khí tự động không phải cuộc cách mạng. Trên thực tế, chúng khá phổ biến. Đó là lý do tại sao ngành công nghiệp ô tô lại đang đầu tư rất mạnh mẽ vào các loại xe tự lái. Các công nghệ liên quan không còn giữ được ưu thế tiên phong bao lâu nữa.
Bộ quốc phòng Mỹ đã thực sự đi tiên phong làm việc trong các lĩnh vực này từ nhiều năm trước với những nỗ lực của cơ quan về các dự án quốc phòng tối tân, các trung tâm nghiên cứu như NRL và AFRL, cũng như các nghiên cứu và phát triển của những tập đoàn vũ khí.
Cần phải nói thêm rằng không có lý do để tin rằng Mỹ có bất cứ lợi thế đặc biệt nào trong các lĩnh vực IT, tự động ra quyết định hay robot. Thực tế đau đớn là những quốc gia như Nga và Trung quốc đã bắt kịp thậm chí vượt qua trong một số lĩnh vực thuộc cái gọi là Chiến lược thay đổi thứ hai. Giờ đây, họ đang ở vị thế tốt để thách thức Mỹ trong cuộc đua trong Chiến lược thứ ba.
Trong một phát biểu gần đây, thứ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Work đã cố súy sự cần thiết về tốc độ trong hệ thống phòng thủ Mỹ để phản ứng nhanh chóng hơn đối với các nguy cơ đe dọa mà ông thấy viễn cảnh những kẻ địch trình độ cao chống lại Mỹ. Ông Work liên kết phản ứng tốc độ này với các hệ thống máy tính nhanh hơn, thông minh hơn. “Chống lại một cuộc tấn công mạng hay một cuộc tấn công tác chiến điện tử hay các cuộc tấn công nhằm vào không gian xây dựng của bạn hay các tên lửa đang bay tới nhằm vào bạn với tốc Mach 6, bạn sẽ cần có một cỗ máy biết cách học hỏi có khả năng giúp bạn giải quyết vấn đề một cách đúng đắn…với tốc độ ánh sáng”, ông nói.
Theo TS Goure, thứ trưởng Mỹ mới đúng một nửa. Thời gian phản ứng của mạng lưới phòng thủ cần nhanh hơn và giảm bớt phụ thuộc vào thời gian phản ứng của con người. Tuy nhiên, vấn đề không phải là hệ thống cảnh báo sớm và quản lý chiến đấu của Mỹ nhanh thế nào mà là nếu như các vũ khí và biện pháp phản ứng không nhanh tương ứng. Đơn giản là một cỗ máy biết học hỏi vận hành với tốc độ ánh sáng đòi hỏi các hệ thống vũ khí cũng phải phản ứng với tốc độ tương tự.
Quân đội Mỹ đang ở ngưỡng cửa một cuộc cách mạng các vũ khí với tốc độ ánh sáng. Vũ khí laser, pháo điện từ, thiết bị vi sóng và các hệ thống tác chiến điện tử có thể thay đổi cơ bản chiến tranh đẳng cấp cao. Vũ khí laser bắn hạ mục tiêu ngay lập tức. Pháo điện từ có thể bắn một viên đạn với tốc độ mach 6 hay lớn hơn, cả hai thứ vũ khí này đều nhanh và cực kỳ chết chóc. Đáng nói là cả vũ khí laser và pháo điện từ chi phí rất thấp cũng như có khả năng đánh bại thậm chí cả một đợt tấn công ồ ạt các tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo, vũ khí siêu thanh cũng như các tên lửa đất đối không và không đối không.
Bộ quốc phòng Mỹ đã đạt những bước tiến quan trọng trong vài năm gần đây với cả hai loại vũ khí laser và pháo điện từ. Năm 2014, hải quân Mỹ đã thử nghiệm thực tế thành công lần đầu tích hợp vũ khí laser trên chiến hạm USS Ponce trên Vịnh Persian. Mỹ đang xem xét nghiêm túc triển khai hệ thống vũ khí laser trên khu trục hạm lớp Arleigh Burke.
Quân đội Mỹ đã đầu tư vào một loại vũ khí laser chiến thuật có thể được dùng để bắn hạ rocket, đạn pháo, đạn cối, máy bay không người lái và thậm chí là máy bay tầm thấp và trực thăng. Một hệ thống laser công suất rất thấp (50-100KW) cực kỳ thích dụng để đánh bại thành công các loại vũ khí kể trên.
Không lực Mỹ cũng đang tìm cách lắp đặt các vũ khí laser lên các máy bay chiến đấu F-35 và AC-130. Các hệ thống vũ khí laser có thể được sử dụng cả như một loại cảm biến hiệu quả cao cũng như vũ khí với tốc độ ánh sáng.
Pháo điện từ có thể được triển khai sớm trên các chiến hạm mặt nước của hải quân Mỹ. Tân tư lệnh hải quân Mỹ đã tuyên bố về sự cần thiết của các loại vũ khí năng lượng hiện nay. Đô đốc John Richardson phát biểu trên kênh CNN rằng: “Pháo điện từ sẽ là một loại vũ khí tuyệt vời. Tôi muốn thúc đẩy nhanh hết sức có thể”.
T.N