(tiếp theo kỳ trước)
Ông Bolton tin tưởng rằng chiến tranh là giải pháp cho mọi vấn đề vì thế sự bổ nhiệm của ông Trump khiến những người ủng hộ lớn nhất của ông cảm thấy như đang bị phản bội. Cần phải lưu ý, "ứng cử viên Trump" đã đóng vai một người vì "nước Mỹ trước tiên" theo chủ nghĩa không can thiệp và không phải là một người hiếu chiến theo trường phái diều hâu. Dưới đây là một vài câu nói của ông Trump trong chiến dịch tranh cử năm 2016 đã giúp ông khiến những người bỏ phiếu nghĩ chính sách của ông sẽ khác hẳn của bà Hillary Clinton:
"Chúng ta sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao mới học hỏi từ những lỗi lầm trong quá khứ... Chúng ta sẽ thôi tìm cách để lật đổ các chế độ và chính phủ... Mục tiêu của chúng ta là ổn định chứ không phải hỗn loạn bởi vì chúng ta muốn xây dựng lại đất nước (Mỹ)... Chúng ta sẽ hợp tác với bất cứ đất nước nào muốn cùng chúng ta nỗ lực tiêu diệt IS và các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan... Trong những thỏa thuận của chúng ta với các nước khác, chúng ta sẽ tìm cách chia sẻ những lợi ích có thể và theo đuổi kỷ nguyên mới của hòa bình, thấu hiểu và những ý định tốt đẹp".
Chúng ta đã tiêu 4.000 tỷ USD để lật đổ rất nhiều người. Thực sự, nếu chúng ta có thể tiêu 4.000 tỷ vào nước Mỹ để sửa đường xá, những cây cầu và tất cả những vấn đề khác như sân bay và các vấn đề chúng ta đang phải đối mặt, chúng ta sẽ tốt hơn rất nhiều. Tôi có thể nói với các bạn lúc này. Chúng ta đã gây nên tác hại rất lớn không chỉ ở Trung Đông mà còn với nhân loại. Những người bị giết, những kẻ bị xóa sổ - để làm gì? Nó không giống như chúng ta đã giành chiến thắng".
Tác giả Mike Whitney cho rằng Israel đang muốn có một cuộc chiến tàn khốc với Iran và muốn Mỹ sẽ chiến thắng cuộc chiến này cho họ.
Sự bổ nhiệm ông Pompeo cùng dự định thay thế ông McMaster bằng ông Bolton cho thấy có thể ông Trump đã bị "nuốt gọn" bởi chính sách ngoại giao do những người bí ẩn theo trường phái diều hâu thiết lập (theo The Borg) và tổng thống đang chuẩn bị để theo "đặt cược" của họ. Trong những ngày gần đây, đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc bà Nikki Haley đã đưa ra một loạt những lời đe dọa trực tiếp tới Nga khiến bất cứ ai cũng có thể kết luận rằng Washington đang chuẩn bị cho một cuộc đối đầu trực tiếp với Nga trong tương lai rất gần. Dưới đây là tóm tắt một trong những phát biểu khích động của bà Haley tại Liên Hợp Quốc:
"Khi cộng đồng quốc tế không kiên định để hành động thì đó là thời điểm các nước bị thúc ép phải tự hành động... Chúng tôi cảnh báo bất cứ quốc gia nào muốn đạt được mục đích thông qua những cuộc tấn công hóa học và các hành động vô nhân tính nhưng đặc biệt là chế độ ngoài vòng pháp luật của Syria. Mỹ vẫn đang chuẩn bị hành động nếu chúng ta phải làm. Đây không phải là con đường chúng tôi thích. Nhưng đó là con đường lựa chọn chúng tôi phải đưa ra và chúng tôi chuẩn bị cho điều đó một lần nữa".
Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov đe dọa Nga sẽ trả đũa nếu tính mạng binh sĩ Nga gặp nguy hiểm trong các cuộc tấn công của Mỹ.
Những lãnh đạo cấp cao của Nga bao gồm cả Tổng tham mưu trưởng tướng Valery Gerasimov coi những đe dọa của bà Haley là nghiêm túc và đang chuẩn bị trả đũa nếu binh sĩ của Nga bị nguy hiểm trong bất cứ cuộc tấn công nào do Mỹ chỉ huy.
Trong cuộc phỏng vấn của hãng thông tấn Nga Tass, tướng Gerasimov nói: "Trong một sự kiện đe dọa tới mạng sống binh sĩ của chúng tôi, quân đội Nga sẽ trả đũa ở hạn độ tấn công cả tên lửa và các thiết bị phóng". Ông Gerasimov cũng nói rằng Nga nắm được những sự thực về việc Mỹ chuẩn bị trả đũa cho cuộc tấn công hóa học được thêu dệt. Mỹ sẽ dùng tên lửa tấn công vào những vị trí của quân chính phủ Syria tại Đông Ghouta nơi các nhóm Hồi giáo cực đoan do Mỹ chống lưng đã chịu những thương vong nặng nề trong một cuộc chiến lớn.
Những nhóm này bị xé nhỏ thành 3 lòng chảo và đang bị bao vây bởi quân "Hổ Syria" và thòng lọng sẽ nhanh chóng bị siết chặt. Những nhóm Hồi giáo cực đoan đang nhanh chóng bị tiêu diệt. Đó là lý do vì sao chiến dịch "giả" của Mỹ phải được coi là: cố gắng cuối cùng để giúp đỡ đội quân ủy nhiệm người Sunni trong nỗ lực thất bại để lật đổ chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad. Mỹ đang tuyệt vọng để đảo ngược tình thế của cuộc xung đột đã bị Nga quét sạch.
Ngày 14.3.2018, Thủ tướng Anh Theresa May đã trục xuất 24 nhà ngoại giao Nga ra khỏi Anh quốc.
Tình huống ở Syria trở nên phức tạp hơn với cáo buộc vô căn cứ của Thủ tướng Anh Theresa May về việc Nga dính líu tới việc đầu độc điệp viên hai mang Sergei Skripal và con gái của ông là Yulia. Bà May không chỉ không đưa ra mảy may chứng cớ nào của vụ việc để xác minh cáo buộc của mình, bà cũng từ chối cung cấp cho Nga mẫu chất cần thiết theo Công ước Vũ khí hóa học. Nga cần có những mẫu này để có thể tự chứng thực những cáo buộc nặng nề của bà May và việc bà trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga tuyên bố họ không được chấp thuận mà không có một quy trình thích ứng, đồng thời không thảo luận với Văn phòng Ngoại giao của Nga.
Theo một số nhà phân tích, không nghi ngờ bà May đang đơn thuần làm theo quyết định của Washington như ông Tony Blair đã từng làm dẫn tới cuộc chiến tại Iraq. Để đáp trả những cáo buộc của bà May, Bộ Ngoại giao Nga đã có tuyên bố chính thức trên website vào ngày 14.3.2018:
"Tuyên bố vào ngày 14.3 của Thủ tướng Anh Theresa May tại Quốc hội với biện pháp để "trừng phạt" Nga, dưới cái cớ sai trái dựa vào vụ đầu độc Sergey Skripal và con gái ông, tạo nên một sự khiêu khích rõ ràng chưa từng có tiền lệ hủy hoại nền móng của những đối thoại thông thường giữa 2 quốc gia.
Chúng tôi tin đây là điều không chấp nhận được và không đáng của chính phủ Anh quốc nhằm tìm cách làm nghiêm trọng thêm các mối quan hệ bằng cách theo đuổi những mục đích chính trị không thích đáng - đã tuyên bố một loạt các biện pháp thù địch, bao gồm cả việc trục xuất 23 nhà ngoại giao Nga ra khỏi nước Anh.
Thay vì hoàn tất cuộc điều tra và sử dụng những nền tảng và phương tiện quốc tế bao gồm cả khuôn khổ của Tổ chức cấm việc sử dụng các vũ khí hóa học - mà trong đó chúng ta đã chuẩn bị để hợp tác - chính phủ Anh quốc chọn lựa để đối đầu với Nga.
Rõ ràng bằng cách nghiên cứu vụ tai nạn một cách đơn phương, không minh bạch, chính phủ Anh đang tìm cách thực hiện một chiến dịch chống Nga không căn cứ. Không cần nói, chúng ta sẽ sớm có những biện pháp trả đũa". (Bộ Ngoại giao Liên bang Nga)
Nếu cuộc chiến Mỹ-Nga xảy ra sẽ khó ngăn khả năng hai nước leo thang sử dụng vũ khí hạt nhân.
Sự bổ nhiệm ông Pompeo, việc trục xuất các nhà ngoại giao Nga ra khỏi Anh và tình huống căng thẳng đang phát triển ở Đông Ghouta cho thấy chính quyền tổng thống Trump đang chuẩn bị để thử quyết tâm của ông Putin, xem ông có sẵn sàng bảo vệ những đồng minh tại Syria (bằng cách trả đũa Mỹ) hay tất cả chỉ là võ mồm.
Trong mọi sự kiện, Mỹ đang gần với một cuộc chiến tranh với Nga hơn bao giờ hết kể từ khủng hoảng tên lửa tại Cuba nhưng lần này Mỹ khó có hy vọng thắng thế. Đại tá Patrick Lang, sĩ quan đã nghỉ hưu của lực lượng tình báo quân đội Mỹ và lực lượng đặc biệt (mũ nồi xanh), người từng là "sĩ quan tình báo quốc phòng Mỹ tại Trung Đông, Nam Á và chủ nghĩa khủng bố" đã có những tổng kết chính xác trong bài viết trên trang Sic Semper Tyrannis của ông:
"Việc bổ nhiệm Pompeo và việc phê chuẩn ông ta sẽ mang thế giới tới gần hơn với cuộc chiến Mỹ-Nga. Nếu điều này xảy ra sẽ khó có thể giữ chiến tranh không leo thang tới việc sử dụng những vũ khí hạt nhân. Israel muốn chiến tranh, một cuộc chiến tranh tàn phá với Iran. Israel muốn Mỹ thắng cuộc chiến này cho họ. Theo quan điểm của tôi, Israel sẽ bị thiệt hại nặng nề trong một cuộc chiến dù kết quả thế nào. Đây là thời điểm tháng 8.1914 (thời điểm nóng nhất của Thế Chiến I)...