Bom xuyên phá căn cứ hầm ngầm GBU-57 được tập đoàn hàng không quân sự Boeing phát triển vào năm 2007. Đầu năm 2012, bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho rằng những khả năng của GBU-57 có thể chưa đủ để phá hủy các mục tiêu hầm ngầm kiên cố ở Iraq và Triều Tiên. Boeing nhận được một đơn đặt hàng tăng cường khả năng xuyên phá của bom.
Năm 2013, trên thân bom được lắp đặt các cánh ổn định tối ưu hóa cấu trúc của bom và một thiết bị kích nổ thử 2, cho phép bom có thể xuyên sâu vào lòng đất trước khi phát nổ. Tính năng đặc trưng này làm tăng khả năng phá hủy các công trình quân sự ngầm, được thiết kế vững chắc của đối phương.
Sự phát triển bộ khí tài hiện đại hóa GBU-57 vừa kết thúc được thực hiện theo đơn đặt hàng của Bộ quốc phòng Mỹ vào năm 2015. Chi tiết tính năng kỹ chiến thuật của bộ khí tài và tác dụng của nó được giữ bí mật tuyệt đối. Nhưng có nhiều nguồn tin cho rằng các nhà phát triển tiếp tục hoàn thiện thêm thiết bị kích nổ đối với loại bom đường không khủng khiếp này.
Bom xuyên phá hầm ngầm phi hạt nhân GBU-57 có chiều dài khoảng 6 m, khối lượng là 13,6 tấn. Khối lượng đầu đạn của bom là 2,5 tấn, bom được dẫn đường bằng hệ thống định vị vệ tinh và đầu dẫn laser. Phiên bản đầu tiên của loại bom này có khả năng xuyên sâu xuống lòng đất đến 61 m trước khi phát nổ. Loại máy bay duy nhất có thể được sử dụng GBU-57 để không kích mục tiêu là máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit.
Tháng 04.2017, Không quân Mỹ đã ném một quả bom phi hạt nhân có uy lực công phá lớn nhất từ trước đến này là bom GBU-43/B, nhằm vào “khu vực căn cứ hầm ngầm của IS ở Afghanistan. Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ thực chiến bằng loại bom được gọi là “Mẹ” của các loại bom theo cách gọi hài hước 4 chữ cái: (Mother Of All Bombs là MOAB, Massive Ordnance Air Blast).