Giải pháp này nhằm tăng cường khả năng bảo vệ của xe tăng Mỹ trước các loại vũ khí chống tăng hiện đại, ngày càng gia tăng trên chiến trường Ukraine.
Theo trang Army Recognition, từ bức ảnh cho thấy hai bên sườn của xe tăng M1A1 Abrams được trang bị Lớp giáp phản ứng M-19 (ARAT), một giải pháp mô-dun giáp phản ứng nổ tiên tiến, không nhạy cảm với động năng của đạn, mảnh đạn và triệt tiêu xung lực đạn xuyên giáp dưới cỡ, được thiết kế để tăng cường khả năng bảo vệ tăng thiết giáp trước các loại vũ khí chống tăng.
Ngày 17/10/2023. Trang European Pravda của Ukraine cho biết, Mỹ đã chuyển giao 31 xe tăng chủ lực M1A1 Abrams cho Ukraine cùng với phụ tùng thay thế và đạn dược.
Đại tá Martin O'Donnell, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh Châu Âu và Châu Phi của Quân đội Mỹ, tất cả binh sĩ Ukraine, tham gia huấn luyện vận hành xe tăng M1A1 Abrams với quân đội Mỹ ở Đức cũng đã trở về Ukraine để tiếp nhận xe tăng Mỹ.
Ông không nêu rõ chính xác khi nào chiếc xe tăng Abrams cuối cùng sẽ đến Ukraine, nhưng lưu ý rằng, phải mất một khoảng thời gian nhất định chuẩn bị để những xe tăng Mỹ có thể được triển khai trên chiến trường. Khoảng thời gian cần thiết để quân đội Ukraine đảm bảo tất cả các yếu tố hỗ trợ hậu cần, kỹ thuật cần thiết đều sẵn sàng, tại chỗ và phương án sử dụng M1A1 Abrams hiệu quả nhất.
Ukraine nhận được tổng cộng 31 xe tăng M1A1 Abrams của Mỹ nhưng không có thông tin cho biết, những xe tăng này được tăng cường thêm các tấm giáp phản ứng ARAT.
Mỹ đã quyết định cung cấp xe tăng M1A1, chứ không phải là các biến thể M1A2 hiện đại hơn nhằm tạo điều kiện giao hàng nhanh hơn, phù hợp với khả năng và hỗ trợ hậu cần hiện có ở các nước Đông Âu cho Ukraine.
Bộ giáp phản ứng M-19 ARAT do công ty EBAD của Mỹ thiết kế và phát triển trên nền tảng công nghệ giáp tổng hợp tiên tiến. Tấm giáp kết hợp những vật liệu tán xạ động năng xuyên của đầu đạn xuyên giáp, tăng cường khả năng bảo vệ của thiết giáp thân xe và có khối lượng nhẹ hơn nhiều lần so với các hộp giáp phản ứng nổ ERA thông thường.
Cơ chế bảo vệ của loại giáp này này được phát triển trên nguyên lý giáp phản ứng nổ (ERA), bao gồm các khối chữ nhật, bên trong có một lớp thuốc nổ kẹp giữa hai tấm kim loại. Khi đạn xuyên giáp hoặc hiệu ứng nổ lõm tấn công ARAT sẽ kích hoạt thuốc nổ làm phân tán động năng xuyên của đầu đạn. Cấu hình của ARAT có chức năng làm giảm thiểu khả năng xuyên giáp bằng tán xạ động năng và tán xạ năng lượng, tăng cường khả năng bảo vệ xe tăng.
Những xe tăng M1A1 Abrams, phiên bản nâng cấp của M1 Abrams, được trang bị thêm các tấm giáp composite, còn được gọi là giáp Chobham, chế tạo bằng phương pháp tổng hợp các vật liệu như gốm sứ và hợp kim. Giáp Chobham có hiệu quả cao giảm thiểu sức xuyên của đạn xuyên giáp vây dưới cỡ và đạn hiệu ứng nổ lõm nhằm tăng cường khả năng sống sót của M1A1 Abrams trên chiến trường.
Từ năm 2006, Quân đội Mỹ đã trang bị các mô-đun giáp Chobham trên những xe tăng ở Iraq nhằm đối phó các loại vũ khí chống tăng của lực lượng vũ trang nổi dậy ở Iraq. M-19, với cấu trúc mô-đun và nhẹ cho phép lắp đặt trên hầu hết các bộ phận của xe thiết giáp như thân xe, tháp pháo, bộ phận phía sau xe tăng. Các tấm giáp không yêu cầu bảo trì, cấp nguồn hoặc cảm biến và những yêu cầu kỹ thuật khác.
Hệ thống giáp mới cũng tuân thủ các yêu cầu theo Tiêu chuẩn kiểm tra đánh giá cấp độ an toàn đối với đạn phi hạt nhân MIL-STD 2105 IM, theo kết quả các trình thử nghiệm rộng rãi giáp Chobham với các loại vũ khí chống tăng hiện đại cũng như vụ nổ của đạn pháo hạng nặng hoặc bom vệ đường lượng nổ lớn.
Phần tháp pháo phía trước và giáp thân của M1A1 được trang bị giáp Chobham tiên tiến gia cố bằng lưới uranium nghèo để tăng cường khả năng chống đạn xuyên vây đuôi dưới cỡ Sabot.
Tương tự như nguyên mẫu ban đầu, đạn dược được chứa trong tháp pháo với các tấm thoát nổ phía trên, hai bên thành tháp pháo và phía dưới gầm xe cùng các cửa an toàn, sập lại ngăn cách kíp lái với khoang chứa đạn, tăng cường khả năng sống sót của kíp lái tổ lái khi xe trúng đạn. Bên trong các hộp chứa đạn được lót bằng vật liệu Kevlar để bảo vệ chống va đập. Một nhóm xe tăng trong biên chế của lực lượng Lính thủy Đánh bộ Mỹ, được trang bị thiết bị chống tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM). Thiết bị đặc biệt này có thể phát hiện bị tấn công và gây nhiễu hệ thống dẫn đường của tên lửa dẫn đường bằng chùm tia laser.
Một trong những nâng cấp quan trọng nhất đối với M1A1 là pháo nòng trơn M256 120 mm, khởi đầu do do Rheinmetall phát triển và được sản xuất tại Mỹ theo giấy phép. Loại pháo tương tự được trang bị trên Leopard 2 cho đến phiên bản 2A5. Pháo tăng nạp đạn thủ công. Cơ số đạn trên xe giảm xuống do kích thước của pháo lớn hơn. M1A1 Abrams có tầm bắn hiệu quả hơn 4 km. Tính năng chiến thuật này đã thể hiện rất thành công trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991.
Mỹ đã phát triển một loại đạn xuyên giáp M829A2 đặc biệt cho xe tăng M1A1 để chống lại các xe tăng mới nhất của Nga như xe T -80U và T-90, trang bị giáp phản ứng nổ Kontakt-5. Mỹ hiện đang phát triển đạn năng lượng động học XM1111 MRM-KE, còn được gọi là “Đạn động năng tầm trung cho xe tăng Abrams.” Đây là đạn bắn từ pháo tăng 120 mm, sử dụng tên lửa đẩy giai đoạn cuối. Đạn có tầm bắn hiệu quả tối đa vượt quá 12 km, sử dụng đầu đạn xuyên giáp dưới cỡ bằng động năng. Chương trình bị đóng băng vào năm 2009.
Xe có cơ số đạn 40 viên các loại cho pháo tăng. 34 viên được lưu giữ trong tháp pháo, 6 viên đạn dự bị được lưu giữ trong hộp bảo vệ của khoang chiến đấu.
M1A1 Abrams được trang bị một súng máy đồng trục 7,62 mm, một súng máy 7,62 mm gắn trên tháp pháo do pháo thủ số 2 điều khiển và súng máy 12,7 mm do trưởng xe điều khiển.
Xe tăng được trang bị động cơ tua-bin khí Avco Lycoming (nay là Honeywell) AGT1500, công suất 1.500 mã lực. Đây là động cơ trực thăng được sửa đổi để sử dụng cho xe tăng. Động cơ thuộc loại đa nhiên liệu, có thể chạy bằng bất kỳ loại xăng, dầu diesel, nhiên liệu hàng không hoặc dầu hỏa nào. Mặc dù động cơ có kích thước nhỏ gọn nhưng có hiệu suất ấn tượng về công suất đầu ra.
Nhờ công suất lớn, xe tăng Abrams dù nặng và cồng kềnh nhưng cơ động di chuyển rất linh hoạt. Xe có tốc độ vượt trội hơn nhiều loại xe tăng châu Âu và có hiệu suất hành trình vượt trội.
Động cơ tua-bin có mức tiêu thụ nhiên liệu rất cao so với động cơ diesel nhưng hoạt động rất yên tĩnh. Chính vì đặc điểm này, Abrams còn có biệt danh là “Thần chết thì thầm.”
Động cơ tua-bin có thời gian duy tu bảo dưỡng dài hơn so với động cơ diesel nhưng công tác bảo trì yêu cầu các chuyên gia có kỹ thuật cao. Thay thể động cơ có thể được thực hiện trong vòng 30 phút trong điều kiện dã chiến.
Khung gầm và hộp số của M1A1 được nâng cấp để tăng cường khả năng cơ động nhưng cũng làm trọng lượng xe tăng tăng lên. Xe tăng chủ lực M1A1 có thể được lắp đặt thiết bị cày phá hoặc quả lô quét mìn khi cần thiết.
M1A1 có trong trang bị Bộ công cụ vượt vùng nước sâu (DWFK), Hệ thống báo cáo vị trí vị trí (PLRS) chia sẻ thông tin trên mạng chiến thuật thời gian thực và Bộ điều khiển động cơ tự động kỹ thuật số (DECU) cho phép tiết kiệm nhiên liệu.
"Sát thủ bầu trời" Shahed-238 bị nghi hoạt động ở Ukraine mạnh cỡ nào?
Nga ra mắt bom FAB-1500-M54 nặng 1,5 tấn với mô-đun điều khiển UMPK
Hàn Quốc lên kế hoạch sản xuất hàng loạt tên lửa "sát thủ chống tăng" trực thăng tấn công LAH
Theo Army Recognition