Hàn Quốc lên kế hoạch sản xuất hàng loạt tên lửa "sát thủ chống tăng" trực thăng tấn công LAH

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Hàn Quốc hiện đang có kế hoạch sản xuất hàng loạt quy mô lớn tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM) phóng từ trên không Taipers, còn được gọi là Sát thủ xe tăng (Tank Snipers hoặc Cheongeom), thiết kế và phát triển trong nước.

Trực thăng trinh sát tấn công hạng nhẹ LAH của Hàn Quốc phóng tên lửa ATGM Taipeirs. Ảnh Military Leak
Trực thăng trinh sát tấn công hạng nhẹ LAH của Hàn Quốc phóng tên lửa ATGM Taipeirs. Ảnh Military Leak

Trang Military Leak, dẫn phát biểu của Phát ngôn viên Cơ quan Quản lý Chương trình Mua sắm Quốc phòng (DAPA) của Hàn Quốc trong cuộc phỏng vấn với Janes cho biết: Chính phủ Hàn Quốc dự định đầu tư vào Chương trình đầy tham vọng này, dự kiến ​​thực hiện từ năm 2024 đến năm 2031 khoản ngân sách 724,8 tỉ won (550,5 triệu USD) nhằm nâng cao sức mạnh quân sự, sẵn sàng đối phó với những biến động trong khu vực và đặt mục tiêu xuất khẩu.

Taipers là tên lửa chống tăng dẫn đường (ATGM) hạng nhẹ, được thiết kế để phóng từ trên không, khóa mục tiêu trước khi phóng (LOBL). Taipers được coi là một thành tựu nổi bật về năng lực công nghệ quốc phòng của Hàn Quốc.

Cấu trúc hệ thống tên lửa Taipers có 4 bộ phận chính là bộ tìm kiếm và khóa mục tiêu, động cơ đẩy, cơ chế điều khiển và pin, động cơ tên lửa đẩy nhiên liệu rắn không khói cung cấp tốc độ bay hành trình khoảng 200 m/s, tầm bay đến 8 km. Tên lửa được trang bị đầu đạn hiệu ứng nổ lõm kép.

Tên lửa được trang bị bộ tìm kiếm chế độ kép, sử dụng camera truyền hình quang điện tử - quang ảnh hồng ngoại. Tên lửa được dẫn đường bằng liên kết dữ liệu cáp quang hai chiều tiên tiến.

Hệ thống dẫn đường tên lửa do công ty LIG Nex1, thành viên của tập đoàn LG thiết kế và phát triển, bao gồm đầu tự dẫn hai kênh truyền hình quang điện tử và quang ảnh nhiệt và cáp quang kết nối tên lửa với bảng điều khiển trung tâm. Đây là công nghệ điều khiển tên lửa hai chế độ, cho phép xạ thủ khóa mục tiêu, phóng tên lửa và có thể sử dụng chế độ "bắn và quên" hoặc dẫn đường cáp quang, có thể thay đổi mục tiêu sau khi phóng.

Khả năng dẫn hướng bằng dây của TAipers thông qua cáp quang mang lại tính linh hoạt trong chiến đấu, cho phép tùy chọn chế độ điều khiển tên lửa trong thực tế chiến đấu, tăng cường khả năng tiêu diệt mục tiêu và sống sót của máy bay chiến đấu.

Đầu đạn hiệu ứng nổ lõm kép cho phép tên lửa xuyên giáp phản ứng nổ (ERA) hiệu quả. Vũ khí có khối lượng 35 kg, chiều dài 1,7 m và đường kính 150 mm, TAipers là sự kết hợp giữa thiết kế nhỏ gọn và hỏa lực chống tăng thiết giáp uy lực lớn.

ten-lua-chong-tang-taipeir-han-quoc-02-7354.jpg
ten-lua-chong-tang-taipeir-han-quoc-03-83.jpg
Tên lửa dẫn đường không đối đất phóng từ trên không TAipers (Cheongeom). Ảnh DAPA

Hanwha, nhà phát triển ATGM Taipers tuyên bố, tên lửa có thể xuyên thủng lớp giáp cán đồng nhất (RHA) dày tới 1.000 mm. TAipers trong tương lai sẽ trở thành vũ khí quan trọng trong trang bị của Trực thăng vũ trang hạng nhẹ (LAH), do Tập đoàn Công nghiệp hàng không vũ trụ Hàn Quốc (KAI) phát triển và trực thăng MUH-1 Marineon của Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc (RoKMC) bắt đầu từ năm 2024.

Hanwha lưu ý, TAipers có tỷ lệ các bộ phận, chi tiết được sản xuất trong nước, với tỷ lệ nội địa hóa đạt hơn 96% . Đây là một thành tựu lớn của công nghiệp Hàn Quốc trong chiến lược tự chủ xây dựng và phát triển năng lực quốc phòng.

Tỷ lệ nội địa hóa cao này cho thấy Hàn Quốc có tiềm năng phát triển nhiều loại vũ khí trang bị cho các phương tiện chiến đấu của lục quân, đáp ứng nhu cầu nội địa và xuất khẩu.

ten-lua-chong-tang-taipeir-han-quoc-6599.jpg
Tên lửa dẫn đường không đối đất phóng từ trên không TAipers (Cheongeom), được chế tạo để thay thế tên lửa chống tăng TOW-2A của Mỹ. Ảnh DAPA.

Hướng tới mục tiêu mở rộng ứng dụng loại tên lửa tiên tiến này, Hanwha đã phát triển một biến thể Taipers, có khả năng phóng từ các bệ phóng trên mặt đất. Nhưng Bộ Quốc phòng Hàn Quốc tạm thời quyết định chỉ sản xuất hàng loạt tên lửa Taipers cho trực thăng quân sự nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và hiện đại hóa các phương tiện bay cánh quạt có người lái và không có người lái trong tương lai.

Một vấn đề quan trọng trong định hướng phát triển tên lửa dẫn đường không đối đất là yêu cầu tỷ lệ nội địa hóa cao. Kế hoạch sản xuất các loại vũ khí có tỷ lệ nội địa hóa lớn nhằm thúc đẩy sự phát triển của trực thăng vũ trang hạng nhẹ KAI LAH Hàn Quốc, loại trực thăng trinh sát tấn công hai động cơ nhỏ gọn, được thiết kế và chế tạo để thay thế các máy bay trực thăng hạng nhẹ đã cũ và hướng tới mục đích xuất khẩu.

LAH là trực thăng trinh sát tấn công hạng nhẹ, được một khẩu pháo tự động 3 nòng 20 mm lắp đặt trong tháp pháo dưới mũi, có cánh cụt mang rockets và tên lửa dẫn đường chống tăng ATGM.

LAH đại diện cho một thành tựu đột phá về kỹ thuật công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc, trở thành quốc gia thứ 7 trên toàn cầu có khả năng sản xuất máy bay trực thăng tấn công.

Tên lửa Taipers do Hanwha phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc phòng (ADD) thiết kế, chế tạo và sản xuất không chỉ củng cố vị thế công nghệ của Hàn Quốc trên toàn cầu, mà còn đưa quốc gia này trở thành một trong những nhà xuất khẩu vũ khí có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới.

Khi hệ thống tên lửa chống tăng dẫn đường Taipers không đối đất được sản xuất hàng loạt, Hàn Quốc không chỉ đạt được khả năng tự chủ về khả năng sản xuất các phương tiện bay cánh quạt, được trang bị đồng bộ vũ khí nội địa mà còn tăng cường khả năng xuất khẩu, cung cấp một phương tiện chiến đấu đầy đủ vũ khí trang bị có thể tùy chỉnh, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng quốc tế.

Theo Military Leak