Thông tin từ tờ Dân trí,Khoahoc.tv, giới khoa học đưa ra giả thuyết Mặt Trăng được hình thành từ một vật thể có kích thước như sao Hỏa được đặt tên là Theia. Tuy nhiên, mới đây, các nhà khoa học đã tìm thấy một điều đáng ngạc nhiên có thể làm tăng sự không chắc chắn về giả thuyết trên.
Các phép đo cho thấy Mặt Trăng có 13% oxit sắt (FeO), trong khi đó lõi của Trái Đất chủ yếu là sắt, lớp vỏ và lớp phủ kết hợp chỉ có 8% FeO. Nếu Mặt Trăng bao gồm một lớp hỗn hợp của lớp ngoài Trái Đất và hành tinh Theia cổ đại, thì cần phải giải thích thêm về sắt.
TS. Essam Heggy - Đại học Nam California (Mỹ), đã sử dụng radar của tàu thám hiểm Mặt Trăng để kiểm tra. Trong quá trình đó, ông nhận thấy điều kỳ lạ về thành phần của các tầng miệng núi lửa, trong khoảng 5km, miệng hố lớn dần, đến một điểm, hằng số điện môi càng lớn.
Giải thích sự hiện diện của sắt và titanium, các nhà khoa học đặt ra giải thuyết Mặt Trăng được hình thành ở sâu bên trong Trái Đất và các tác động lớn đưa chúng lên bề mặt. Như vậy, nồng độ sắt Mặt Trăng thực sự có thể cao hơn đáng kể so với ước tính 13%.
Họ cũng đặt ra giả thuyết hành tinh Theia rất giàu sắt và là nguồn gốc của kim loại phụ. Tuy nhiên, nó lại mâu thuẫn với các quan sát cho thấy phần lớn vật chất của Mặt Trăng đến từ Trái Đất, không phải Theia.
Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều khả năng các thành phần cấu tạo nên Mặt Trăng bị văng ra trong một loạt các va chạm nhỏ. Ông Heggy và các đồng nghiệp nghĩ rằng các miệng hố nhỏ hơn, do đó điện môi thấp hơn ở các vùng cực nên là ưu tiên đối với các nghiên cứu trong tương lai.
Theo tờ Khoahoc.tv, ông Heggy cho rằng riêng Hệ mặt trời đã có hơn 200 Mặt Trăng. Việc hiểu vai trò quan trọng của các Mặt Trăng có thể giúp con người hiểu sâu hơn về cách thức và nơi mà các điều kiện sống bên ngoài Trái Đất có thể hình thành.