Sau scandal bán dữ liệu người dùng vừa qua, Zuckerberg biện minh: “Cuộc sống là học hỏi từ sai lầm. Tôi bắt đầu Facebook, tôi vận hành nó và tôi sẽ chịu trách nhiệm với nó”.
Vụ bê bối bắt đầu vào giữa tháng 3 khi Facebook thừa nhận rằng công ty phân tích dữ liệu có trụ sở tại London đã nhận thông tin bị rò rỉ của 50 triệu người sử dụng Facebook. Cambridge Analytica đã sử dụng dữ liệu đó để can thiệp vào cuộc bầu cử và các chiến dịch chính trị trên khắp thế giới, bao gồm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 của ông Donald Trump. Sự cố này lại tiếp tục bùng nổ khi CTO của Facebook, ông Mike Schroepfer nói trên một bài đăng blog rằng số người bị lộ dữ liệu cho Cambridge Analytica đã lên đến 87 triệu người cao hơn nhiều so với con số ban đầu.
Facebook – trang mạng xã hội lớn nhất thế giới với 2 tỷ người sử dụng nó mỗi tháng được cho là đáng tin cậy. Sự vụ gây rúng động này đặt ra vấn đề liệu nền tảng truyền thông này có còn đáng tin để xử lý thông tin cho một phần ba tổng cư dân trên hành tinh và tiếp tục là phần trung tâm trong cuộc sống của mỗi người.
Trước những câu hỏi liên tục về tương lai của Facebook, Zuckerberg, người từng giữ chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị cũng như giám đốc của công ty, nói rõ ông không có kế hoạch từ chức CEO. Thay vào đó, ông mô tả Facebook như là cố gắng cải thiện điều khoản để giảm thiểu những sự vụ nghiêm trọng. "Chúng tôi là một công ty lý tưởng và lạc quan. Rõ ràng bây giờ chúng tôi đã không làm đủ để đảm bảo sản phẩm của Facebook không bị lạm dụng và suy nghĩ chu toàn cách người khác sử dụng công cụ của chúng tôi để gây ra những ảnh hưởng tồi tệ”.
Facebook giờ đây đang đối mặt với 2 vấn đề lớn đó là: “Liệu Facebook có đủ khả năng để quản lý nổi chính nó?” và “Làm sao để mạng xã hội này không bị lạm dụng để trở thành công cụ phá hoại nền dân chủ?”.
Điều đó có thể sẽ yêu cầu một số điều chỉnh cho nền tảng truyền thông xã hội.
Zuckerberg thừa nhận Facebook phải bảo đảm rằng bất kỳ ai trong hệ sinh thái của Facebook đều phải bảo vệ thông tin của mọi người. "Facbook không đủ để trao quyền ngôn luận cho tất cả mọi người, nhưng Facebook sẽ phải chắc chắn rằng những thông tin sai lệch sẽ không được lan truyền”.
Zuckerberg cho biết công ty đang có kế hoạch kiểm toán ứng dụng và các công ty kết nối với dịch vụ của mình sau khi xin lỗi và thừa nhận công ty có những sai lầm trong việc xử lý dữ liệu của Cambridge Analytica.
Hiện tại, công ty đã hạn chế công cụ Đăng nhập Facebook cho các ứng dụng, cho phép người dùng đăng nhập vào các dịch vụ khác nhau bằng cách sử dụng dữ liệu Facebook của họ. Tất cả ứng dụng yêu cầu truy cập thông tin như đăng ký, thích, ảnh, bài đăng, video, sự kiện và nhóm bây giờ sẽ cần được phê duyệt. Bên cạnh đó Facebook cũng sẽ không cho phép các ứng dụng có thể truy cập sâu vào dữ liệu cá nhân của người dùng như tôn giáo, nghề nghiệp, giáo dục, lịch sử làm việc. Mọi người cũng không thể tìm kiếm hồ sơ trên Facebook bằng cách gõ số điện thoại và địa chỉ email vào hộp tìm kiếm của mạng xã hội. Công ty cũng đặt ra nhiều giới hạn khi các nhà phát triển thông tin có thể tập hợp từ một số các dịch vụ, bao gồm các tính năng của Sự kiện, Nhóm và Trang.
Tất cả các nỗ lực của Facebook là nhằm giảm thiểu sự nguy hiểm cho thông tin riêng của người dùng. Tuy nhiên, uy tín và sự tín nhiệm của công ty đã bị suy giảm nghiêm trọng khi trào lưu #deletefacebook lan rộng khắp Twitter và nhận được sự ủng hộ từ các nhân vật nổi bật ở Thung lũng Silicon bao gồm Giám đốc điều hành Elon Musk, người đã xóa tài khoản Facebook của hai công ty SpaceX và Tesla - và Brian Acton, người đồng sáng lập WhatsApp , dịch vụ nhắn tin Facebook đã mua lại 2014 với 19 tỷ USD.
Nghị sĩ Mỹ và Anh đã lên tiếng yêu cầu Mark điều trần và các quan an ninh liên bang Mỹ có thể sớm khởi động một vụ điều tra.
Facebook đang thực hiện nhiều giải pháp tăng cường chống lại thông tin sai lệch. Công ty hợp tác với các tổ chức tin tức như Agence France-Presse để giúp kiểm tra tin tức, video, hình ảnh… giả mạo. Thêm vào đó là thuê 20.000 người để đánh giá nội dung. Zuckerberg cho biết họ sẽ thuê 15.000 nhân viên làm việc về an ninh và hoạt động cộng đồng và sẽ tiếp tục gia tăng. Qua đây có thể thấy được những nỗ lực của Facebook và Mark Zuckerberg đã cố gắng như thế nào. Hy vọng tương lai sẽ không còn có một sự việc tương tự nào xảy ra thêm nữa.