Với sự tháp tùng của các nhân viên người Hàn Quốc, ông Mahathir đã cùng một nhóm quan chức quân sự Malaysia tham quan một máy bay chiến đấu hạng nhẹ FA-50 do Hàn Quốc phát triển. Sự kiện này đã nhắc nhở thế giới bên ngoài rằng cuộc đấu thầu quốc tế chọn mua máy bay chiến đấu hạng nhẹ và máy bay huấn luyện (LCA) của quân đội Malaysia vẫn đang được tiến hành. Trong đó, máy bay chiến đấu JF-17 Hiêu Long (Joint Fighter-17 Thunder) do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển đang cạnh tranh quyết liệt với với máy bay chiến đấu Tejas của Ấn Độ. Thái độ của Trung Quốc và Ấn Độ đối với vụ giao dịch này cho thấy bộ mặt khác của hai nước và hai quân đội.
Máy bay chiến đấu TA-50 của Hàn Quốc.
|
Quân đội Malaysia bắt đầu khởi động chương trình mua sắm này sau Triển lãm hàng không quốc tế LIMA 2019. Malaysia có kế hoạch mua 36 máy bay chiến đấu hạng nhẹ và 8 loại máy bay chiến đấu đã lọt vào tầm mắt của họ. Đó là, máy bay chiến đấu JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển, máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc, máy bay chiến đấu JAS-39 của Thụy Điển, máy bay chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc, máy bay huấn luyện L-39NG của Cộng hòa Séc và máy bay huấn luyện Yak-130 của Nga, máy bay huấn luyện M346 của Ý và máy bay chiến đấu Tejas của Ấn Độ.
Theo các nguồn có uy tín như Jane's Defence Weekly, đợt mua sắm này của quân đội Malaysia diễn ra khá nhanh. Phía Malaysia bắt đầu công bố kế hoạch từ giữa tháng 11/2019 và nói kết quả sẽ được công bố vào quý 1 năm 2020. Nhu cầu của họ cũng rất rõ ràng: quân đội Malaysia hy vọng các máy bay chiến đấu mới không chỉ có thể đảm nhận nhiệm vụ của máy bay huấn luyện mà còn có khả năng chiến đấu trên không, ném bom mặt đất và một mức độ nhất định về khả năng tấn công trên biển, cũng như các hoạt động dẹp loạn trong nước, đồng thời giá không quá cao.
Máy bay JAS-39 Gripen của Thụy Điển.
|
Theo cách này, căn cứ nhu cầu cụ thể của quân đội Malaysia, những máy bay chiến đấu đáp ứng được yêu cầu thực sự rất hạn chế. Phù hợp nhất là JAS-39 Gripen của Thụy Điển và JF-17 do Trung Quốc và Pakistan phát triển, cả hai đều có đầy đủ khả năng của máy bay chiến đấu Thế hệ 4. Tuy nhiên, xem xét mức giá 28 triệu USD của JF-17 Block2 chỉ bằng một nửa so với loại JAS-39NG mới nhất, hiệu quả chiến đấu lại gần bằng và loại JF-17 Block3 cải tiến của nó tính năng vượt trội nên sự lựa chọn của Malaysia là có thể biết được sẽ ngả về phía JF-17.
Tuy nhiên, các đối thủ khác tham gia cuộc cạnh tranh sẽ không dễ dàng bỏ cuộc. Trong số đó, hai nhà cung cấp nổi bật hơn cả là Hàn Quốc và Ấn Độ. Mặc dù giá thành loại F-50 do Hàn Quốc phát triển là 30 triệu USD, nhưng Hàn Quốc vẫn dựa vào trợ cấp của chính phủ và chuyển giao công nghệ để giành được thị trường ở Indonesia, Philippines và thậm chí cả Iraq. Nhưng không may cho họ, phía Malaysia đã tuyên bố rõ ràng trong hồ sơ dự thầu lần này rằng “không yêu cầu chuyển giao công nghệ”, nên Hàn Quốc chỉ có thể tham gia cạnh tranh bằng chính chất lượng máy bay.
JF-17 Thunder do Trung Quốc và Pakistan hợp tác phát triển.
|
Còn đối với Ấn Độ, thái độ của họ trong cuộc đối đầu này vô cùng tinh tế. Sau khi Ấn Độ đưa Tejas vào trang bị năm 2015, giá thành của loại máy bay chiến đấu này đã trở thành tâm điểm tranh cãi. Giá thành bản MK1 của máy bay là khoảng 30 triệu USD. Nhưng khi Không quân Ấn Độ chính thức mua loại máy bay này vào tháng 12 năm 2017, đơn giá của nó đã tăng vọt lên 67 triệu USD. Sau khi Tejas đưa vào trang bị, quân đội Ấn Độ không dám tùy tiện sử dụng, nhiều nhiệm vụ tác chiến vẫn dựa vào loại Su-30 mua của Nga.
Mặc dù dưới sự can thiệp của Bộ Quốc phòng Ấn Độ, giá mua máy bay này đã giảm xuống còn 40 triệu USD, nhưng Công ty TNHH Hàng không Hindustan nơi phát triển nó cuối cùng vẫn ký một hợp đồng với Không quân Ấn Độ, bao gồm mua 73 máy bay chiến đấu và 10 máy bay huấn luyện với tổng giá 6,5 tỷ USD cho máy bay và các dịch vụ bảo trì hậu cần liên quan. Mức giá cao ngất như vậy đang làm nản lòng các khách hàng bên ngoài Ấn Độ.
Đối với giới hàng không Ấn Độ, họ biết rõ hiệu quả chiến đấu của máy bay chiến đấu Tejas chỉ tương đương với máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba, nhưng ngay cả như vậy, Ấn Độ vẫn hy vọng rằng loại máy bay này có thể tìm thấy niềm tin trước một hoặc hai đối thủ. Do đó, Tejas đã coi JF-17 là địch thủ kể từ Triển lãm hàng không Bahrain năm 2016. Phía Ấn Độ luôn coi chiếc máy bay này là “đối thủ tiềm năng” của JF-17.
Máy bay huấn luyện L-15 của Trung Quốc.
|
Tuy nhiên, một số chuyên gia đã chỉ ra rằng các máy bay chiến đấu Tejas không có lợi thế về kỹ thuật và chỉ có thể được bán cho các quốc gia nơi JF-17 không thể bán được vì nhân tố chính trị. Cùng với sự phản đối Ấn Độ của Malaysia trong cuộc tranh chấp khu vực Kashmir với Pakistan, thậm chí trong nước Ấn Độ còn yêu cầu chính phủ không bán Tejas cho Malaysia, một quốc gia ủng hộ Pakistan. Điều này càng khiến New Delhi khó xử thêm.
Tất nhiên, đối với Thủ tướng Mahathir Mohamad, người đã chìm nổi trong nhiều năm, ông vẫn sẽ chọn một thái độ tinh tế khi đối mặt với vụ mua sắm mới nhất này của quân đội Malaysia: có thông tin nói rằng quân đội Malaysia dường như vẫn quan tâm đến Tejas, phía Ấn Độ có nhiều khả năng nhận được yêu cầu đề xuất hợp đồng mua sắm mới vào năm 2020.
Suy cho cùng, do ông Mahathir và Malaysia có thể tỏ thái độ “không chọn phe” trước các nước lớn, việc mua máy bay chiến đấu đương nhiên sẽ không ảnh hưởng đến lập trường của họ, nhưng phía Malaysia chắc chắn sẽ đưa ra sự lựa chọn hợp tình hợp lý vì lợi ích của chính mình.
Theo Đa Chiều