Ly kỳ chuyện Liên Xô bắn hạ 2 máy bay Boeing của Hàn Quốc, Seoul im lặng khó hiểu!

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Ở vào 2 thời điểm khác nhau, hai chiến boeing của Hàn Quốc bị Liên Xô bắn hạ, nhưng điều kỳ lạ là Hàn Quốc không đưa ra bất cứ tố cáo nào. Vì sao?
Chiếc Boeing 707-321V của Hàn Quốc hạ cánh khẩn cấp xuống mặt hồ Korpiyarvi (Nguồn AIF).
Chiếc Boeing 707-321V của Hàn Quốc hạ cánh khẩn cấp xuống mặt hồ Korpiyarvi (Nguồn AIF).

Quan hệ ngày càng căng thẳng hiện nay giữa Moscow và phương Tây làm chúng ta nhớ lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi mà cuộc đối đầu ở biên giới của phe XHCN luôn có nguy cơ bùng phát thành điểm nóng xung đột.

Thảm kịch vùng Viễn đông

Nhiều khi, chỉ vì sự hiểu nhầm mà xảy ra những tình huống bắt buộc phải nổ súng.

Vụ việc xảy ra đối với chiếc máy bay boeing 747-230V của hãng hàng không Hàn Quốc (KAL) ngày 1/9/1983 là một bằng chứng sing động.

Ngày 1/9/1983, chiếc Boeing 747-230V của hãng hàng không Hàn Quốc thực hiện chuyến bay quốc tế mang số hiệu KE 007 theo lộ trình New York – Anchorage – Seoul đã xâm phạm không phận của Liên Xô. Chiếc Boeing 747-230V đã bay trên những công trình quân sự có ý nghĩa chiến lược của Liên Xô, chỉ huy tối cao của Liên Xô lúc đó đã khẳng định đây không thể là máy bay chở khách, mà là máy bay do thám. Tiêm kích Su-15 của Liên Xô đã được lệnh tấn công, chiếc Boeing 747-230V bị bắn hạ và rơi xuống Eo biển La Perouse, tất cả 269 hành khách trên chiếc Boeing 747-230V đều thiệt mạng.

Nhân vụ việc xảy ra với chiếc Boeing của Hàn Quốc, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Ronald Reagan đã phát động chiến dịch chống phá Liên Xô một cách điên cuồng chưa từng có trong lịch sử. Reagan đã gọi Liên Xô là “Đế chế của ác quỷ” và khẳng định rằng Liên Xô đã biết rõ chiếc Boeing 747-230V của Hàn Quốc là máy bay chở khách, ấy vậy mà vẫn quyết tâm tiêu diệt.

Sau khi Liên Xô tan rã, thế giới đã điều tra vụ việc trên và đi đến kết luận như sau: đội ngũ phi công của Hàn Quốc đã phạm lỗi nghiêm trọng trong quá trình vận hành máy bay, dẫn tới vi phạm không phận của Liên Xô. Còn các phi công Liên Xô thì không thể xác định chính xác được rằng chiếc Boeing 747-230 V có phải là máy bay chở khách hay không.

Một điều rất ngạc nhiên là, trước đó 5 năm, vào năm 1978, một sự cố tương tự đã xảy ra đối với hãng hàng không Hàn Quốc (KAL).

Cụ thể, chiếc Boeing 707-321V của KAL thực hiện chuyến bay KE902 theo lộ trình Paris – Anchorage – Seoul. Trên máy bay có 12 thành viên phi hành đoàn và 97 hành khách. Theo đúng lịch trình thì máy bay này sẽ bay hoàn toàn bên ngoài không phận Liên Xô, tức là từ Paris bay qua Greenland, hạ cánh xuống Anchorage rồi về Seoul. Thế nhưng không hiểu vì lí do gì mà sau khi bay qua Greenland, máy bay bất ngờ đổi hướng, bay qua đảo Spitsbergen và hướng về biên giới Liên Xô.

Lực lượng phòng không Liên Xô phát hiện máy bay lạ đang tiếp cận lãnh thổ của mình. Hệ thống nhận diện “Ta - Địch” của lực lượng phòng không đã bật, nhưng chiếc máy bay lạ không trả lời, các tiêm kích của Liên Xô đã cất cánh để xác định rõ mục tiêu.

Chiếc Boeing 707-321V của Hàn Quốc hạ cánh khẩn cấp xuống mặt hồ Korpiyarvi (Nguồn AIF)

Chiếc Boeing 707-321V của Hàn Quốc hạ cánh khẩn cấp xuống mặt hồ Korpiyarvi (Nguồn AIF)

Quyết định cuối cùng được đưa ra như thế nào?

Chiếc tiêm kích Su-15 thuộc trung đoàn không quân 431 do đại úy Alexander Bosov - phi công hạng 1 điều khiển, đã tiếp cận chiếc máy bay vi phạm. Alexander Bosov đã xác định máy bay vi phạm là chiếc Boeing của hãng hàng không Hàn Quốc, qua các ô kính, anh còn nhìn thấy rõ những hành khách trong khoang máy bay.

Alexander Bosov nhận lệnh từ Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô đối với chiếc Boeing vi phạm, đó là: yêu cầu chiếc Boeing 707-321V phải hạ cánh, hoặc phải ra khỏi không phận Liên Xô. Chiếc Boeing “kỳ quặc” không những không tuân lệnh, mà còn bay qua bán đảo Kolsky, bay trên căn cứ tầu ngầm nguyên tử, bay qua khu vực đang diễn ra cuộc tập trận quy mô lớn của Liên Xô. Bộ chỉ huy đã nghi vấn: đây là hoạt động do thám núp bóng máy bay chở khách. Bosov phát tín hiệu: yêu cầu chiếc Boeing của Hàn Quốc hạ cánh, nhưng Boeing của Hàn Quốc đã đổi hướng và định ra khỏi không phận của Liên Xô.

Thời gian còn lại để đưa ra quyết định không quá 6 phút. Và cuối cùng, trung tướng Vladimir Dmitriev - Tư lệnh binh đoàn phòng không số 10 - đã phê chuẩn quyết định của thiếu tướng Vladimir Tsarkov – tư lệnh quân đoàn phòng không 21 - đó là tiêu diệt máy bay vi phạm.

Cú hạ cánh ngoạn mục trên sông băng

Sau khi nhận lệnh tấn công, tên lửa của Bosov đã phá hủy một động cơ và một phần cánh của chiếc Boeing 707-321V. Hành khách trên khoang máy bay vô cùng hoảng loạn, máy bay trúng đạn bất ngờ giảm độ cao, áp suất trong máy máy bay giảm nhanh, riêng cơ trưởng 46 tuổi Kim Chang Kyo vẫn rất bình tĩnh, hạ cánh xuống mặt băng của hồ Korpiyarvi, ngay sau đó, đội cứu nạn của trung đoàn vô tuyến điện số 18 đã phát hiện chiếc Boeing gặp nạn.

Khi hỏi cung, các điều tra viên hết sức ngạc nhiên trước cú hạ cánh ngoạn mục của viên phi công người Hàn Quốc. Được biết, Kim Chang Kyo là cựu chiến binh - đại tá không quân đã nghỉ hưu của Hàn Quốc, điều này càng đặt ra nhiều nghi vấn trước việc tại sao chiếc Boeing 707-321V lại có thể bay trên lãnh thổ Liên Xô.

Sau khi chiếc Boeing bị tấn công, trong số các hành khách có 2 người thiệt mạng đó là: một thương gia 36 tuổi, người Hàn Quốc có tên là Bon Taihwan và một chủ tiệm cà phê, 31 tuổi có tên là Yoshitako Sugano đến từ Yokohama. Và khoảng 15 người khác bị thương.

Tất cả hành khách trên chuyến bay được đưa về khu nhà giành cho sĩ quan trong khu gia binh Poduzhemye, với tâm trạng vô cùng hoảng loạn, họ nghĩ rằng sẽ bị cơ quan chức năng của Liên Xô tống giam. Số hành khách có trẻ nhỏ được bố trí tới bệnh viện của nghành đường sắt với điều kiện phục vụ tốt nhất có thể.

Một ngày sau đó, tất cả số hành khách (trừ cơ trưởng và hoa tiêu) được đưa về Murmansk, từ đây họ được máy bay của hãng hàng không Mỹ đưa về Helsinki.

Quá trình điều tra kéo dài khoảng một tuần, cơ trưởng và hoa tiêu luôn quả quyết rằng: máy bay của họ bay lệch lộ trình là do trục trặc kỹ thuật, vì bay trên vùng từ trường của Bắc Cực. Về sau, hãng hàng không Hàn Quốc cũng khẳng định: lỗi thuộc về các phi công Hàn Quốc, họ đã sử dụng những chỉ số báo độ nghiêng không chính xác do ảnh hưởng của từ trường.

Kết luận cuối cùng về vụ việc của chiếc Boeing 707-321V

Ngày 30/4/1978, hãng thông tấn TASS đưa tin: “Cơ quan điều tra đã kết luận về vụ việc của chiếc Boeing 707-321V của hãng hàng không Hàn Quốc như sau: các phi công Hàn Quốc không tuân thủ các quy tắc bay quốc tế, không thực hiện yêu cầu hạ cánh của các máy bay tiêm kích của Liên Xô, mặc dù kíp trưởng và hoa tiêu đã nghe rõ mệnh lệnh của các phi công Liên Xô. Khi biết là mình đã vi phạm luật pháp Liên Xô, kíp trưởng và hoa tiêu Hàn Quốc đã có thư đề nghị Đoàn chủ tịch xô viết tối cao Liên Xô ân xá, đề nghị của họ đẫ được chấp thuận. Kíp trưởng và hoa tiêu người Hàn Quốc không bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị trục xuất về nước”.

Sự trùng lặp kỳ lạ

Vụ việc của hai chiếc Boeing trở khách của Hàn Quốc có những điểm trùng lặp rất kỳ lạ: Thứ nhất, cả hai đều vi phạm không phận của Liên Xô. Thứ hai, cả hai lần vi phạm đều được giải thích là vì trục trặc kỹ thuật và sai sót của phi công. Thứ ba, cả hai lần vi phạm đều bay trên những công trình quân sự có ý nghĩa chiến lược của Liên Xô. Cuối cùng, cả hai cơ trưởng đều là cựu chiến binh của Hàn Quốc.

Tất cả những sự trùng lập này, cho đến nay, vẫn cho phép rất nhiều người trong chúng ta có thể khẳng định rằng: máy bay chở khách đã được sử dụng cho những mục dích do thám, hành khách là những người dân lành vô tội đã được sử dụng như “lá chắn sống”.

Sau cả hai vụ việc trên, không có một tổ chức quốc tế nào, kể cả Mỹ và Hàn Quốc có ý định đưa ra bất kỳ một yêu cầu hoặc đòi hỏi gì đối với Liên Xô.