Theo kế hoạch của chính quyền Biden, gần 6.000 binh sĩ Mỹ sẽ rút khỏi Afghanistan vào cuối tháng 8 này, trong khi chưa rõ liệu Taliban có hợp tác để quá trình sơ tán công dân Mỹ và các đồng minh người Afghanistan diễn ra suôn sẻ hay không.
Tổng thống Biden trong tháng 4 năm nay đã công bố kế hoạch rút 2.500 binh sĩ vẫn còn lưu lại Afghanistan sau cuộc chiến kéo dài 20 năm, nhưng sau đó buộc phải cử thêm nhiều binh sĩ tới nước này để so tán những người đang gặp nguy hiểm sau khi chính phủ Afghanistan mà họ hậu thuẫn sụp đổ nhanh chóng.
Quá trình sơ tán đầy hỗn loạn tại sân bay ở thủ đô Kabul sau đó đã tạo nên làn sóng chỉ trích kịch liệt, kéo theo một cuộc khủng hoảng lớn nhất kể từ khi ông Biden nhận chức đến nay.
Điều gì xảy ra tiếp theo?
Giới chức Mỹ nói rằng việc rút quân cần phải được bắt đầu trước thứ Sáu để có thể hoàn tất vào ngày 31/8, và nó sẽ diễn ra chỉ trong vòng vài ngày ngắn ngủi. Các binh sĩ Mỹ ở sân bay Kabul hiện nay bao gồm lục quân và lính dù.
Do phải mang theo các trang thiết bị quân sự khi rời khỏi, nên nhịp độ sơ tán của Mỹ và các lực lượng đồng minh – lên tới con số 20.000 người/ngày trong tuần này – chắc chắn sẽ diễn ra một cách chậm chạp.
"Thà chết dưới đạn của Taliban còn hơn": Nhân viên bản xứ tại Đại sứ quán Mỹ cảm thấy bị phản bội
Có thể sơ tán được bao nhiêu người trước thời hạn chót?
Kể từ ngày 14/8, hơn 70.000 người, trong đó có cả công dân Mỹ, nhân sự của NATO và người Afghanista, đã được sơ tán khỏi Kabul; ông Biden cho hay. Tổng thống Mỹ nói rằng nước này sẽ sơ tán mọi công dân Mỹ muốn rời khỏi đó, trong khi nhiều quan chức nói rằng họ sẽ sơ tán nhiều công dân Afghanistan nhất có thể.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc John Kirby nói họ tin rằng sẽ sơ tán được toàn bộ công dân Mỹ vào ngày 31/8, và tính đến nay đã có khoảng 4.000 công dân Mỹ được sơ tán. Tuy nhiên, họ không biết được có bao nhiêu người Mỹ vẫn đang ở Afghanistan bởi không phải ai cũng đăng ký với Đại sứ quán Mỹ.
Lầu Năm Góc cung cam kết sơ tán khoảng 500 binh sĩ Afghanistan, những người đãgiúp họ bảo vệ sân bay Kabul.
Bất chấp nhịp độ sơ tán gấp rút – với sự tham gia của hàng chục máy bay chuyên chở quân sự từ Mỹ và khắp nơi trên thế giới – hàng nghìn công dân Afghanistan đang phải chịu rủi ro dưới thời Taliban cầm quyền sẽ không thể nào được sơ tán đúng thời hạn.
"Nguồn lực đen tối" giúp Taliban chiến đấu ròng rã suốt 20 năm với quân đội Mỹ là gì?
Điều gì xảy ra với những người bị bỏ lại?
Hiệp hội Các đồng minh Thời chiến, một tổ chức hỗ trợ người tị nạn, ước tính có khoảng 250.000 người Afghanistan – bao gồm phiên dịch viên và tài xế, nhân viên từng giúp đỡ quân đội Mỹ - cần được sơ tán, nhưng chỉ có 62.000 người đã rời khỏi Afghanistan kể từ tháng 7 đến nay.
Bộ Ngoại giao Mỹ nói rằng mục đích của họ là giúp đỡ những người Afghanistan đang chịu rủi ro ngay cả khi kế hoạch rút quân đã hoàn tất, và rằng Washington sẽ gây sức ép với Taliban để đảm bảo rằng họ có thể làm được điều đó.
“Điều sẽ không chấm dứt khi mà sứ mệnh quân sự đã chấm dứt chính là cam kết của chúng tôi đối với những người Afghanistan đang chịu rủi ro” – Ned Price, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cho hay – “Chúng tôi sẽ bắt Taliban chịu trách nhiệm về điều này – những cá nhân tìm cách rời khỏi sau khi quân đội Mỹ đã rút đi, sẽ có cơ hội để làm vậy”.
Donald Trump chỉ trích Tổng thống Biden vì “nỗi ô nhục” ở Afghanistan, cựu Thủ tướng Anh nhập cuộc
Mỹ sẽ đàm phán với Taliban?
Một trong những câu hỏi lớn nhất đối với chính quyền Biden và chính phủ các nước có chung tư tưởng là, liệu có nên công nhận chính phủ mà Taliban lập ra hay không. Quyết định của họ sẽ tạo nên tác động rất lớn, trong đó bao gồm cả việc liệu Taliban có được tiếp cận với các nguồn viện trợ nước ngoài hay không.
Một thỏa thuận mà chính quyền Donald Trump ký với Taliban năm 2020 nêu rõ rằng, Taliban “không được Mỹ công nhận như một nhà nước”, nhưng giờ đã có nhiều tín hiệu cho thấy Washington sẽ phải đàm phán với nhóm phiến quân này về nhiều vấn đề, như chống khủng bố.
Giám đốc CIA William Burns đã gặp gỡ thủ lĩnh Taliban Abdul Ghani Baradar ở Kabul trong hôm đầu tuần này, trong cuộc gặp cấp cao nhất kể từ khi nhóm phiến quân này chiếm được thủ đô Kabul hôm 15/8.
Giới chức Mỹ nói rằng Taliban phản đối các tổ chức như phiến quân IS, trong khi nhiều nhà ngoại giao cũng như tướng lĩnh Mỹ đã liên lạc với Taliban trong suốt quá trình sơ tán nhân sự.
“Nấm mồ của các đế chế hùng mạnh”: Afghanistan và lịch sử chiến tranh dài kỳ
Cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Afghanistan thì sao?
Mỹ, các đồng minh của họ và LHQ sẽ phải quyết định xem họ sẽ ứng phó ra sao với một cuộc khủng hoảng nhân đạo đang tới gần.
LHQ cho hay, hơn 18 triệu người – chiếm hơn một nửa dân số Afghanistan – đang cần viện trợ và một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi ở nước này đang bị suy dinh dưỡng trầm trọng do đợt hạn hán thứ hai xảy ra trong vòng 4 năm qua.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng họ chỉ có đủ nguồn lực ở Afghanistanđể viện trợ trong vòng 1 tuần lễ, do các nguồn hàng bị chặn bởi các lệnh hạn chế tại sân bay Kabul. Tổ chức này cũng lo ngại tình hình dịch COVID-19 sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Taliban trước đó đã đảm bảo với LHQ rằng tổ chức này có thể thực thi các nhiệm vụ nhân đạo.