Tại 2 phiên họp trước, Phòng công nghiệp và thương mại (VCCI) đưa ra mức tăng là 7%, sau đó nhích dần lên 10%. Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam thì kiên định mức tăng là gần 17% (16,8%).
Tại phiên họp cuối cùng, ông Phạm Minh Huân - Chủ tịch Hội đồng Tiền lương quốc gia đã chốt tỷ lệ tănglương tối thiểu2016 lên 12,4% và đưa ra hình thức bỏ phiếu. Kết quả đã có 92% thành viên Hội đồng ủng hộ phương án này.
Phương án tăng trên sẽ được Hội đồng Tiền lương Quốc gia trìnhChính phủphê duyệt trước khi công bố chính thức vào tháng 10 tới. Và sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 1/1/2016.
Mức tăng cụ thể áp dụng cho các vùng năm 2016 như sau:
Lương cao nhưng lại không đủ mức sống tối thiểu?
Từ năm 2009 cho đến thời điểm này, Việt Nam đã trải qua 7 lần điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho người lao động.
Nếu mức tăng tối thiểu 12,4% do Hội đồng Tiền lương Quốc gia trình Chính phủ được chấp thuận, thì mức lương tối thiểu người lao động nhận được sẽ tăng từ 800.000 đồng (năm 2009) - 3.500.000 đồng (năm 2016).
Tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tổ chức ngày 27/8 ở Thanh Hóa, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội cho biết:Hiện nay,chi phítiền lương trong giá thành sản phẩm ở Việt Nam là hơn 18,3%, trong khi ở khu vực ASEAN chỉ khoảng 16%.
Điều này đồng nghĩa là mức chi trả tiền lương cho người lao động ở ta cao hơn ở khu vực, theo ý kiến của ông Lợi. Tuy nhiên, chi phí tiền lương có chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm so với nước khác, nhưng qua khảo sát thực tế của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, thì tiền lương tối thiểu người công nhân nhận được vẫn thấp hơn so với nhu cầu sống tổi thiểu là 1 triệu đồng.
Lương tối thiểu Việt Nam chỉ cao hơn Lào, Campuchia
So sánh với các nước trong khu vực, có thể thấy tiền lương tối thiểu mà người lao động Việt Nam nhận được khá thấp so với khu vực.
Xét về mức lương trung bình, theo thống kê của tổ chức ILO, Việt Nam chỉ cao hơn Lào và Campuchia nhưng thấp hơn hầu hết những nước ở châu Á như Thái Lan, Malaysia, Singapore...
Còn theo công bố mới nhất của Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ năm 2008, Việt Nam đã chính thức trở thành quốc gia có thu nhập trung bình với GDP bình quân đầu người đạt 1.145 USD, đến năm 2014 tăng lên 2.052 USD.
Với mức bình quân này, Việt Nam chỉ ngang bằng mức GDP bình quân đầu người của Malaysia năm 1988, Thái Lan năm 1993, Indonesia năm 2008, Philippines năm 2010 và Hàn Quốc năm 1982.
Theo tính toán, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2014 chỉ bằng 3/5 của Indonesia, 2/5 của Thái Lan; 1/5 của Malaysia; 1/4 của Hàn Quốc và bằng 1/27 mức GDP bình quân của Singapore.
Nguồn: ADB và ILO (2014), “Báo cáo cộng đồng ASEAN 2015: Quản lý hướng tới việc làm tốt hơn và thịnh vượng chung”
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam
MẠNH NGUYỄN theo BizLive