Lực lượng Delta Force Mỹ sử dụng trực thăng tàng hình Black Hawk diệt Abu Sayyaf

Trong đêm ngày 15 rạng ngày 16, Lực lượng đặc nhiệm quân đội  Mỹ đã đột nhập tiêu diệt thủ lĩnh cao cấp của Nhà nước Hồi giáo tự xưng ISIS  Abu Sayyaf, trong một cuộc đột kích táo bạo ở Đông Syria.
Lực lượng Delta Force Mỹ sử dụng trực thăng tàng hình Black Hawk diệt Abu Sayyaf

Rất Ít người được biết về cuộc đột kích. Và càng ít người hơn được biết, lực lượng đặc nhiệm đã sử dụng máy bay trực thăng siêu bí mật Stealth Black Hawk đề thâm nhập bầu trời Syria.

Theo CNN, trận đột kích bí mật được thực hiện bởi lực lượng đặc nhiệm Delta Force quân đội Mỹ, lực lượng này đã đổ bộ xuống khu dân cư  ở Deir Ezzor, phía Đông Nam Raqqa, bằng máy bay trực thăng Blackhawk của Lục quân và  máy bay cánh quạt động cơ lật CV-22 Osprey (CV-22 Osprey tilt-rotor).

Một điều khá rõ ràng là rất nhiều các phương tiện chiến đấu hiện đại khác đã tham gia vào cuộc tấn công, bao gồm cả các phương tiện bay cung cấp và đảm bảo hỗ trợ điện tử cho các trực thăng xâm nhập và các máy bay không người lái, tương tự như các phương tiện bay  trong chiến dich Operation Neptune Spear tiêu diệt Osama Bin Laden.

Sự hiện diện của Lực lượng đặc nhiệm Không quân Mỹ Ospreys trong cuộc đột kích tấn công ISIS cũng không phải là lần đầu tiên.

Máy bay cánh quạt động cơ lật Osprey V-22 có căn cứ đóng tại Kuwait đã từng tham gia thực hiện nhiệm vụ ở trong lãnh thổ Syria and Iraq. Ngày 3.0 7, 2014, một số máy bay Osprey V-22  đã vận chuyển lực lượng đặc nhiệm Delta Force tấn công vào một khu doanh trại của phiến quân ở phía Đông Syria, nơi được cho là đang giam giữ con tin Mỹ và các con tin khác. IS đã kịp di chuyển tù binh ra khỏi khu vực khác trước khi lực lương Delta tấn công.

Ngày 13/08.2014, Các máy bay vận tải V-22 triển khai lực lượng hỗn hợp  các cố vấn quân sự, hải quân và lực lượng đặc biệt lên trên núi Sinjar để điều phối việc di tản cho  người tị nạn Yazidi.

Điều thật sự gây ngạc nhiên trong chiến dịch này là việc sử dụng các máy bay trực thăng tàng hình Stealth Black Hawk , lần "đầu tiên" các máy bay trực thăng Black Hawk Stealth xuất hiện khi chúng tham gia cuộc đột kích ở Abbottabad, Pakistan  trong năm 2011.

Cho đến thời điểm này, đây vẫn chỉ là những tin đồn mang tính giả thuyết, nhưng tờ báo  Homeland Security cho rằng lực lượng đặc nhiệm Delta Force có thể đã được sử dụng máy bay trực thằng tàng hinh Black Hawk không vận vào sâu trong lãnh thổ bị kiểm soát bởi ISIS. Các máy bay này thuộc trung đoàn đặc nhiệm đường không số 160 (Airborne) có mật danh là “Night Stalkers”.

Lực không vận đặc biệt quân đội Mỹ cung cấp các phương tiện tác chiến cho cả hai mô hình nhiệm vụ - nhiệm vụ chung và nhiệm vụ đặc biệt. Lực lượng có trong trang bị các máy bay trực thăng như MH-47G Chinooks vận tải, các máy bay trực thăng chiến đấu đa nhiệm  MH-60L/K/DAP Black Hawks, A/MH-6M Little Birds, MH-X Silent Hawks ( hiện có những thông tin không được kiểm chứng về sự có mặt của máy bay tàng hình Stealth Black Hawk), có thể có máy bay tàng hình Stealthy Little Birds và máy bay vận tải tàng hình Chinooks, cũng như máy bay chiến đấu không người lái MQ-1C Gray Eagledrones.

Máy bay trực thăng Black Hawk trong biên chế của trung đoàn không vận Airborn 160 SOAR trong khu vực chiến tranh lần đầu tiên được biết đến sau khi một chiếc trực thăng loại này của quân đội Mỹ đã tham gia vào cuộc đột kích không thành công nhằm giải thoát nhà báo Mỹ James Foley và các tù binh khác bị  ISIS bắt  ở miền đông Syria 08. 2014.

Mặc dù các chiến đấu cơ Mỹ biết chắc chắn rằng sẽ không bị tấn công khi bay tác chiến trên bầu trời Syria, tấn công phiến quân Hồi giáo nhưng người Mỹ cũng không thể hoạt động ngoài các quy định mà Lầu Năm Góc đặt ra tương tự như năm 2011, khi thực hiện chiến dịch tiêu diệt Bin Laden. Xác định tầm quan trọng trong việc tiêu diệt các lãnh đạo cao cấp của ISIS đồng thời rút kinh nghiệm từ một vài chiến dịch thất bại trước đây. Lực lượng đặc nhiệm quân đội Mỹ đã quyết định sử dụng các máy bay siêu bí mật Black Hawk để thực hiện trận đánh diệt Abu Sayyaf:  phương án sử dụng máy bay tàng hình.

Theo: QPAN