|
Các tỉnh miền Trung đồng loạt có văn bản xin cứu trợ khẩn cấp gần 4.000 tấn gạo cứu đói, hàng trăm tỷ đồng để khắc phục, cùng thuốc men, nhu yếu phẩm (ảnh Tiến Sỹ, Binh Dinh Online) |
Trước thiệt hại của lũ, tỉnh Thừa Thiên Huế có báo cáo đề xuất trung ương hỗ trợ khẩn cấp 1.000 tấn gạo, 100 tấn lúa giống để gieo cấy vụ Đông xuân 2016-2017; 10 tấn giống ngô; 05 tấn rau, đậu các loại; 20 tấn Clorine để xử lý môi trường thủy sản; 20 nghìn lít hoá chất benkocid thuốc khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch,... Đồng thời xin hỗ trợ 170 tỷ đồng giúp tỉnh khắc phục bước đầu về hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu.
Tỉnh Quảng Nam cũng có công văn xin hỗ trợ trước mắt 8 tỷ đồng mua giống cây trồng cấp cho địa phương phục vụ sản xuất; 20 tỷ đồng khắc phục hư hỏng công trình thủy lợi; 100 cơ số thuốc dự phòng, 02 tấn CloruaminB, 100.000 viên aquatab để khắc phục hậu quả mưa lũ.
Là địa phương chịu thiệt hại nặng nề do lũ, tỉnh Quảng Ngãi xin hỗ trợ khấn cấp 1.500 tấn gạo cứu trợ cho dân vùng lũ; 7 tỷ đồng để mua khoảng 250 tấn giống lúa, 20 tấn giống rau các loại hỗ trợ nhân dân sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017; 5 tấn ClominB cùng cơ số thuốc để khám, chữa bệnh cho nhân dân. Đồng thời xin hỗ trợ 270 tỷ đồng để sửa chữa, khôi phục các công trình thiết yếu, thu gom, dọn rác thải tại các công trình thủy lợi để tiêu úng, thoát lũ, đảm bảo an toàn công trình.
Tỉnh Bình Định xin hỗ trợ kinh phí khắc phục cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, phục vụ sản xuất và hỗ trợ dân sinh, với tổng kinh phí là 500 tỷ đồng.
Tỉnh Phú Yên xin hỗ trợ khẩn cấp 1.100 tấn gạo cứu đói cho 11.200 hộ/33.600 nhân khẩu; 1.000 kg Cloramine B; 30.000 viên Aquatabs; 500 lít Permethrin; 10 máy phun ULV; thuốc phòng chống dịch bệnh cho gia cầm, gia súc,... cùng hàng trăm tỷ đồng để hỗ trợ dân sinh, khôi phục sản xuất; khắc phục các công trình giao thông, thủy lợi.
Tỉnh Khánh Hòa xin hỗ trợ khẩn cấp 250 tấn gạo cứu đói; 750 tấn lúa giống để khôi phục sản xuất; 25 tấn ngô giống, rau màu,... với kinh phí là 13 tỷ đồng để khôi phục sản xuất, cùng gần 100 tỷ đồng kinh phí để khắc phục môi trường, đường sá sau lũ.
Theo báo cáo của Văn phòng Chi cục phòng, chống thiên tai khu vực MTTN, tính đến sáng 17/12, mưa lũ đã nhấn chìm 15.231 ngôi nhà ở Quảng Nam; 54 phường, xã/06 huyện của tỉnh Quảng Ngãi bị ngập lụt; Bình Định có 87 phường, xã/11 huyện bị ngập chìm trong lũ. Lũ các triền sông lên nhanh đã gây ngập lụt, cô lập cục bộ và chia cắt 20 xã, 45 thôn và làm ngập 3.605 ngôi nhà trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Các tỉnh đã tổ chức sơ tán, di dời 11.726 hộ (Thừa Thiên Huế: 20 hộ, Quảng Nam: 51 hộ; Quảng Ngãi: 2.174 hộ; Bình Định: 4.593 hộ; Phú Yên: 2.206 hộ/7.571 người; Gia Lai: 52 hộ) đến nơi an toàn.
Tính đến sáng 17/12, mưa lũ diễn ra từ ngày 12/12-16/12 làm 9 người chết (tăng 01 người so với trước đó); 6 người mất tích (tăng 4 người) ; 10 người bị thương.
Về thiệt hại nhà cửa, có 75 cái bị sập đổ (Quảng Nam: 13 cái; Quảng Ngãi: 04 cái; Bình Định: 42 cái; Phú Yên: 05 cái; Khánh Hòa: 11 cái); 49 cái bị hư hỏng (Quảng Ngãi: 03 cái; Bình Định: 26 cái; Phú Yên: 20 cái); 116.829 ngôi hhà bị ngập nước (Thừa Thiên Huế: 8.180 cái; Đà Nẵng: 1.356 cái; Quảng Nam: 15.231 cái; Quảng Ngãi: 17.364 cái; Bình Định: 70.852 cái; Phú Yên: 3.605 cái; Khánh Hòa: 224 cái; Gia Lai: 17 cái ).
Về nông nghiệp, 8.799 ha diện tích lúa bị ngập, úng (Đà Nẵng: 110 ha; Quảng Nam: 531 ha; Quảng Ngãi: 26 ha; Bình Định: 6.022 ha; Khánh Hòa: 2.050; Gia Lai: 61ha); 3.033 ha diện tích mạ bị thiệt hại (TT Huế: 3.000 ha; Quảng Nam: 33 ha); 6.093 ha diện tích rau, hoa màu bị hư hại (Đà Nẵng: 170 ha; Quảng Nam: 3.770 ha; Quảng Ngãi: 368 ha; Bình Định: 1.722 ha; Gia Lai: 64ha); 50 ha diện tích cây trồng lâu năm bị hư hỏng (Quảng Nam: 11 ha; Gia Lai: 39 ha).
Thiệt hại về chăn nuôi, đã có 848 con gia súc bị chết (Quảng Nam: 55 con; Quảng Ngãi: 13 con; Bình Định: 774 con; Gia Lai: 6 con); 49.937 con gia cầm chết.
Mưa lũ cũng làm 5.790m đường giao thông TƯ bị sạt lở (Quảng Nam: 190m; Bình Định: 4.600m; Khánh Hòa: 1.000m); hơn 70600m kênh mương bị sạt lở, hư hỏng (Quảng Nam: 109m; Bình Định: 70.508m; Khánh Hòa: 20m); Khoảng 3.800m đê kè bị sạt lở, hư hỏng (Bình Định). Ước thiệt hại hơn 100 tỷ đồng.
Hiện các địa phương đang tiếp tục công tác khắc phục mưa lũ và thống kê thiệt hại.