Sự nghi ngờ của V. Putin đối với NATO có thể được giải thích bằng một ví dụ đơn giản: sơ đồ. Trong thời điểm cao trào của Chiến tranh Lạnh và sức mạnh của Liên bang Xô viết. Liên xô với các nước đồng minh. Khối Hiệp ước Warsaw chiếm một lãnh thổ bằng một nửa Châu Âu và gần như toàn bộ khu vực Trung Á. Nhưng sau sự sụp đổ của Liên xô vào năm 1989, những vùng đất này nhanh chóng rời bỏ quỹ đạo của Moscow và gia nhập liên minh NATO. Cho đến này, chỉ còn lại Belarus vẫn chắc chắn trong vùng ảnh hưởng của Moscow, ngay cả có những lúc quan hệ đối tác trở nên rất bấp bênh.
Bản đồ cho thấy sự mở rộng của khối Hiệp ước Bắc Đại Tây dương kể từ khi Liên xô tan rã. Đối với Putin, sự rời bỏ của các nước đồng minh cũ và gia nhập NATO của họ, cả hai hành động đều được coi như một nguy cơ hiện hữu và còn có thể coi như một xúc phạm cá nhân. Cựu nhân viên tình báo KGB và là người được thừa nhận là theo chủ nghĩa dân tộc, Putin ước mơ về sự phục sinh của đế chế Nga – mục tiêu này đang bị vướng một trở ngại, đó là những vùng đất mà ông Putin cho rằng thuộc đế quốc Nga xưa kia, như các nước vùng Baltics đang nằm trong liên minh NATO.
Từ suy luận này, dễ hiểu nguyên nhân khiến ông Putin ký Học thuyết quân sự mới của Nga tháng 12.2014. Nội dung chủ yếu của học thuyết quân sự này nhấn mạnh: tập trung sự quan tâm vào NATO như kẻ thù tiềm năng chính của Moscow và là nguy cơ đe dọa chủ yếu. Học thuyết kêu gọi tăng cường sức mạnh quân sự trên ba chiến trường địa chính trị chủ chốt: Biển Baltic của Nga thuộc Kaliningrad gần Ba Lan, bán đảo Crimean mới sáp nhập và khu vực Bắc Cực.
Putin thấy rất rõ cuộc cách mạng ở Ukraine — trong cuộc cách mạng này một nhà lãnh đạo có tư tưởng thân Nga đã bị thay thế bởi một lực lượng khác có xu hướng ngả về phương Tây vào đầu năm 2014 — như một cơ hội mỏng manh cuối cùng. Tiếp theo sự sát nhập bán đảo Crimea vào Nga là sự ủng hộ lực lượng ly khai đã trở thành lực cản cuối cùng ngăn chặn Ukraine gia nhập Liên minh Châu Âu và khối quân sự NATO.
"Sự mở rộng NATO sâu hơn vào không gian hậu Xô viết là lằn ranh đỏ đối với nước Nga, và nước Mỹ, thẳng thắn mà nói, không ở vị thế có thể thách thức điều đó mà không phải vượt qua một nguy cơ rất lớn” ông Greg Scoblete thuộc tạp chí RealClearWorld nói với tờ Forbes. "Nói thật, Nga có thể xâm chiếm toàn bộ miền Đông Ukraine nhanh hơn rất nhiều so với việc phương Tây kết nạp Ukraine vào NATO để ngăn chặn hành động hiếu chiến của Nga.”
Thật vậy, Ukraine đã kêu gọi được trở thành thành viên đẩy đủ của NATO từ tháng 8. 2014, khi mà vũ khí Nga bắt đầu tràn ngập tự do vào đất nước này. Nhưng NATO có những yêu cầu cao hơn về việc kết nạp thành viên mới đồng thời không có thời gian theo kế hoạch để kết nạp Ukraine vào liên minh.
Cho đến ngày nay, Putin vẫn cho rằng việc thay đổi nhà lãnh đạo của Ukraine là bất hợp pháp và đó chính là công cụ mở rộng NATO, được định hướng đến sát biên giới nước Nga.
"Đây không phải là một quân đội, theo bản chất, đây là một lực lượng được ủy nhiêm nước ngoài, trong trường hợp này là một quân đoàn lê dương NATO. Lực lượng này, tất nhiên, không theo đuổi mục tiêu lợi ích quốc gia dân tộc Ukraine” Ông Putin nói vào cuối tháng Giêng, họ có mục tiêu hoàn toàn khác, gắn liền với những mục đích địa chính trị nhằm kiềm chế nước Nga.”
Mặc dù đã có thỏa thuận ngừng bắn trước đây vào tháng 9 có sự tham gia của Nga, Ukraine và lực lượng ly khai. Sự giúp đỡ của Nga đối với các lực lượng ly khai vẫn tiếp tục chảy vào Ukraine. Lực lượng quân đội Nga theo báo cáo vẫn chiến đấu trên các chiến tuyến, giúp đỡ lực lượng dân quân ly khai đẩy lùi quân đội Ukraine trong các trận đánh then chốt, ví dụ như trân chiến sân bay Donesk.
Sự hỗ trợ và giúp đỡ của Nga đã đảm bảo duy trì Ukraine trong trạng thái chia rẽ, mất ổn định và xung đột – bằng phương pháp này ngăn chăn hành vi tham gia vào Liên minh EU và gia nhập NATO.
Theo: QPAN