Liệu Mỹ có hành động quân sự trực tiếp chống Bắc Triều Tiên?

VietTimes -- Phó Cố vấn trưởng An ninh Quốc gia K.T. McFarland đã yêu cầu xem xét tất cả các phương án nhằm triệt để thực thi chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên, bao gồm cả việc công nhận nước này là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và khả năng can thiệp quân sự trực tiếp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong một động thái dịch chuyển kịch tính từ chính sách truyền thống, Nhà Trắng đã soạn thảo một bản nghiên cứu nội bộ về chiến lược đối với Bắc Triều Tiên, theo đó các phương án sử dụng lực lượng quân sự, hoặc thay đổi chế độ để loại trừ mối đe dọa hạt nhân từ phía quốc gia này đều được đặt lên bàn. Thông tin được tạp chí The Wall Street (SW) tiết lộ.

Bản nghiên cứu được gắn với thông tin, theo đó Tổng thống Donald Trump tin tưởng rằng, chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên chính là mối “đe đọa  trực tiếp lớn nhất” của Hoa Kỳ.

Sự khiêu khích gần đây của Vương quốc Khép kín (ám chỉ CHDCND Triều Tiên), trong đó có việc phóng tên lửa đạn đạo xuống vùng biển Nhật Bản và vụ sát hại một người nghi là Kim Jong Nam - một người anh cùng cha khác mẹ với lãnh tụ Bắc Triều Tiên -  tại Malaysia, được cho là có thể dẫn đến việc thay đổi chính sách nói trên. Điều này làm cho nhiều quan chức của Mỹ và đồng minh lo ngại.

“Bắc Triều Tiên vừa rêu rao rằng họ đang ở giai đoạn cuối trong quá trình phát triển vũ khí hạt nhân có thể vươn tới một số nơi trên lãnh thổ Mỹ. Sẽ không có điều đó” - Ông Trump đã đưa dòng tweet như vậy vào tháng Giêng 2017. Chỉ vài tuần sau, Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử tên lửa.

Quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên diễu hành 

Kể từ đó, Phó Cố vấn trưởng An ninh Quốc gia K.T. McFarland đã tổ chức tham vấn các quan chức khác để xác định địa chỉ xảy ra các vụ khiêu khích mới nhất của Bắc Triều Tiên. Tại cuộc gặp mặt, diễn ra cách đây hai tuần, các quan chức đã thảo luận khả năng có một kế hoạch “ngoài khuôn khổ đường hướng chính”, Tạp chí WS đưa tin.

Theo tin của SW, McFarland đã yêu cầu xem xét tất cả các phương án nhằm triệt để thực thi chính sách của Mỹ đối với Bắc Triều Tiên, bao gồm cả việc công nhận nước này là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và khả năng can thiệp quân sự trực tiếp.

Đề xuất này, hiện đang được kiểm tra trước khi trình lên Tổng thống xem xét, chắc chắn sẽ gặp phải mối quan ngại từ phía Trung Quốc, một đồng minh lâu đời của Bắc Triều Tiên, nhưng mới đây đã có thực hiện cấm vận than của Bắc Triều Tiên. Thêm vào đó, nhiều quan chức cũng lo ngại, sự can thiệp quân sự sẽ làm bùng phát cuộc chiến toàn diện, kể cả việc nã bão đạn pháo vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc.

Sự lo ngại còn gia tăng hơn nữa, đó là khả năng những sự khiêu khích tiếp theo của Bắc Triều Tiên sẽ dẫn đến sự thay đổi chính sách như đầu tháng vừa rồi. Các chuyên gia cho rằng, thời điểm Mỹ và đồng minh Hàn Quốc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự thường niên của họ có mật danh “Đại bàng non” và “ Giải pháp chủ chốt”, huy động tới 17.000 binh sĩ Mỹ và triển khai hệ thống tên lửa đánh chăn THAAD, Bắc Triều Tiên chắc sẽ có thêm những hành động khiêu khích mới.

H.K (Theo BI)