Kỹ thuật đột phá tách hydro, thu hồi năng lượng sạch từ chất thải không thể tái chế

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Một nhóm chuyên gia tại Đại học Manchester do TS Amir Keshmiri dẫn đầu đang nghiên cứu một sáng chế, ​​có thể cho phép thu hồi hiệu quả hydro từ chất thải, theo thông cáo báo chí của nhà trường ngày 11/11.
Công nghệ đột phá thu hồi hydro từ chất thải không thể tái chế. Ảnh Ảnh Engineer Interesting.
Công nghệ đột phá thu hồi hydro từ chất thải không thể tái chế. Ảnh Ảnh Engineer Interesting.

Các nhà nghiên cứu nhận được tài trợ của chính phủ Anh để phối hợp nghiên cứu giải pháp với Powerhouse Energy Plc, công ty Anh chuyên xử lý những chất thải không thể tái chế bằng quy trình chuyển đổi nhiệt, sản xuất khí tổng hợp giàu năng lượng (tương tự khí tự nhiên) để thu hồi hydro sử dụng cho năng lượng sạch.

Thỏa thuận mới sẽ hướng tới ​​sự phát triển hoàn thiện một kỹ thuật tách hydro đột phá rẻ tiền được xây dựng trên cơ sở chuyên môn kỹ thuật của Powerhouse Energy về xử lý chất thải và thành tích quốc tế của nhóm nhà khoa học do TS Keshmiri lãnh đạo trong phân tích động lực học và nhiệt hóa chất lỏng.

Một bước đột phá trong xử lý nhiệt tiên tiến

Công nghệ này được coi là một bước đột phá tiềm năng trong xử lý nhiệt tiên tiến để thu hồi hydro từ những chất thải không thể tái chế. Nếu thành công, công nghệ sẽ đóng góp đáng kể vào mục tiêu phát thải bằng không ròng của Anh và giảm chi phí dự án so với những phương pháp sản xuất hydro thành nhiên liệu sạch hiện nay.

Ngoài mục đích “xanh hơn và rẻ hơn”, công nghệ mới sẽ là một kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng, giúp đảm bảo an ninh năng lượng của Anh trong thời điểm khủng hoảng và bất ổn lớn.

Paul Emmitt, Giám đốc Điều hành kiêm Sản xuất của Powerhouse Energy cho biết, dự án sẽ cho phép công ty vượt qua những rào cản chi phí lớn để phát triển công nghệ năng lượng sạch hơn thế hệ tiếp theo. Kỹ thuật tiên phong này, khi được thương mại hóa sẽ thúc đẩy triển khai nhanh hơn nguồn nguyên liệu hydro sạch và rẻ tiền, thay thế nhiên liệu hóa thạch.

Kỹ thuật tách hydro đột phá thu hồi năng lượng sạch từ chất thải không thể tái chế. Ảnh Yevhen Smyk / iStock

Kỹ thuật tách hydro đột phá thu hồi năng lượng sạch từ chất thải không thể tái chế. Ảnh Yevhen Smyk / iStock

Kỹ thuật vượt qua được những rào cản chi phí lớn

“Sáng chế có tiềm năng khắc phục một yếu tố trở ngại nghiêm trọng, chi phí quá lớn để chiết xuất hydro thương mại từ Syngas (khí tổng hợp), một hỗn hợp trên cơ sở căn bản là hydro, có thể được sử dụng làm nhiên liệu không chỉ đối với Powerhouse Energy mà cho tất cả các thế hệ công nghệ nhiệt tiên tiến tiếp theo, cho phép phát triển nhiều cơ sở kỹ thuật công nghệ hơn với cùng một nguồn vốn khả dụng, tăng cường sản xuất hướng tới và thậm chí vượt mục tiêu 5GW đầy tham vọng,” Ông Emmitt nói.

Kỹ thuật tách hydro được đề xuất có khả năng giảm chi phí xây dựng dự án chuyển đổi rác khó tái chế thành khí tổng hợp, chiết xuất hydro đến 17,5%, hoặc hơn 400 triệu bảng Anh cho 59 cơ sở sản xuất”. Đồng thời sự phát triển nhanh chóng và thương mại hóa sáng chế sẽ hỗ trợ mục tiêu công suất năng lượng sạch 5GW trong Chiến lược Carbon thấp của Chính phủ Anh vào năm 2030.

Sau khi được đưa vào hoạt động đầy đủ, dự án mới sẽ khuyến khích hiệu quả việc áp dụng nhanh hơn nguồn năng lượng địa phương, sạch hơn và giảm thiểu phát thải carbon, đồng thời giải quyết vấn đề rác thải không thể tái chế ngày càng gia tăng. Công nghệ mới giải quyết cả hai vấn đề tồn động là xả thải carbon và rác thải môi trường khi hoạt động trong khuôn khổ phân cấp rác thải hiện có.

TS Kashmiri cho biết thêm, năng lượng sạch từ hydro - được gọi là 'hydro xanh' - là tiêu điểm hàng đầu tại COP27, hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu tại Sharm el-Sheikh. Ông kết luận: “Sản xuất và lưu trữ hydro carbon thấp là một trong những chủ đề chính của COP27 do Ai Cập tổ chức như một phần của hội nghị chuyển đổi năng lượng sang hydro”.

Dự án được tài trợ từ Tài khoản Tăng tốc Tác động của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Vật lý và Kỹ thuật Anh (EPSRC).

Theo Engineer Interesting